Slide bài giảng HĐTN 2 Chân trời chủ đề 2 tuần 5
Slide điện tử chủ đề 2 tuần 5. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TUẨN 5 – TIẾT 2 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
+ Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc.
+ Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc
+ Nhận diện tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.
1. NGHE KỂ CÂU CHUYỆN VỀ MỘT TÌNH HUỐNG BỊ LẠC HOẶC BỊ BẮT CÓC
- HS nhận biết được tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc.
- Chọn một câu chuyện về tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc để kể cho HS nghe và yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết trong câu chuyện để thảo luận.
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận chung cả lớp sau khi đã nghe chuyện kể:
+ Điều gì đã xảy ra với bạn nhỏ trong câu chuyện?
+ Nguyên nhân nào dẫn tới điều đó?
+ Bạn nhỏ đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ xử lí như thế nào?
- HS xem clip về một vài tình huống bị lạc, bị bắt cóc khác mà GV đã tìm hiểu qua thực tế, qua các phương tiện truyền thông.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời để dẫn dắt vào chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”.
- Tổng kết và nhận xét.
Nội dung ghi nhớ:
- HS nghe kể chuyện và yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết trong câu chuyện.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
- HS xem video về tình huongs bị lạc hoặc bị bắt cóc.
2. NHẬN BIẾT NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DỄ BỊ LẠC
- HS nhận biết được những địa điểm dễ bị lạc
- HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 17 và chỉ ra những địa điểm dễ bị lạc trong các tranh.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Vì sao những địa điểm đó dễ bị lạc?
- Mời đại diện từng nhóm chia sẻ về kết quả thảo luận của nhóm mình và kết luận về những địa điểm dễ bị lạc:
+ Tranh 1: Khu du lịch
+ Tranh 2: Nơi tổ chức lễ hội
+ Tranh 3: Khu vui chơi giải trí
+ Tranh 4: Bến tàu, bến xe
+ Tranh 5: Chợ
- HS kể thêm những địa điểm dễ bị lạc khác và trao đổi với bạn vì sao dễ bị lạc khi ở những địa điểm đó.
- HS chú ý khi đến những địa điểm trên để phòng tránh bị lạc.
Nội dung ghi nhớ:
- HS đọc nhiệm vụ trong SGK và trả lời cầu hỏi:
- HS chỉ ra một số địa điểm dễ bị lạc:
+ Tranh 1: Khu du lịch
+ Tranh 2: Nơi tổ chức lễ hội
+ Tranh 3: Khu vui chơi giải trí
+ Tranh 4: Bến tàu, bến xe
+ Tranh 5: Chợ
- HS giải thích theo ý kiến thảo luận.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS kể thêm những địa điểm dễ bị lạc khác và trao đổi với bạn vì sao dễ bị lạc khi ở những địa điểm đó.
3. NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG CÓ NGUY CƠ BỊ BẮT CÓC
- HS nhận biết được tình huống có nguy cơ bị bắt cóc
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhiệm vụ trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 18.
- Yêu cầu các nhóm quan sát kĩ các bức tranh và chọn tranh theo đúng yêu cầu: Xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Vì sao có nguy cơ bị bắt cóc?
- Mời đại diện từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình và kết luận về những tình huống khiến trẻ có nguy cơ bị bắt cóc là:
+ Tranh 1: Đi theo người lạ.
+ Tranh 2: Nhận quả của người lạ.
+ Tranh 3: Đi một minh nơi đường vắng.
- Nhận xét, tổng kết hoạt động.
Nội dung ghi nhớ:
- HS chia lớp và quan sát tranh để xác định các tình huống dễ bị bắt cóc.
- HS trả lời
+ Tranh 1: Đi theo người lạ.
+ Tranh 2: Nhận quà của người lạ.
+ Tranh 3: Đi một mình nơi đường vắng.
- HS giải thích lí do tại sao.
- Đại diện các nhóm trả lời.
4. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp.
- HS làm việc nhóm đôi, yêu cầu mỗi HS nêu thêm một số tình huống có thể bị bắt cóc và giải thích rõ lí do.
- HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, tổng kết hoạt động
Nội dung ghi nhớ:
- HS làm việc nhóm đôi, mỗi HS nêu thêm một số tình huống có thể bị bắt cóc và giải thích rõ lí do.
- Các nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình trước lớp.