Soạn giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh (2 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 6: DỮ LIỆU ÂM THANH VÀ HÌNH ẢNH (2 Tiết)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Giải thích được việc số hóa âm thanh.
- Giải thích được việc số hóa hình ảnh.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, hợp tác nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
- Năng lực riêng:
- Biết được ý nghĩa tốc độ bit của âm thanh và độ sâu màu của hình ảnh.
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: HS được gợi mở về việc số hóa âm thanh và hình ảnh trong máy tính.
- b) Nội dung: HS được giới thiệu về hai dạng thông tin quan trọng của đa phương tiện (multimedia) và trả lời câu hỏi mở về cách những thông tin này được lưu trong máy tính.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi: Âm thanh và hình ảnh được lưu trong máy tính như thế nào?
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS: Trong tin học, âm thanh và hình ảnh là hai trong các dạng thông tin quan trọng của đa phương tiện (multimedia) mà con người có thể tiếp nhận qua các giác quan.
Vậy những thông tin này được lưu trong máy tính như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- BIỂU DIỄN ÂM THANH
Hoạt động 1: Bản chất của âm thanh
- a) Mục tiêu: HS khám phá cách thức để tạo ra âm thanh số và tìm hiểu các định dạng lưu trữ âm thanh.
- b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, làm Hoạt động 1, trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 SGK trang 29.
- c) Sản phẩm: HS biết được bản chất của âm thanh, từ đó trả lời được Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 (SGK) về biểu diễn âm thanh trên máy tính.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát đồ thị của sóng âm Hình 6.1 và giới thiệu sóng âm thanh là tín hiệu tương tự có dạng hình sin, biên độ có thể nhận giá trị bất kì, nhưng lưu trữ trong máy tính thì phải số hóa dưới dạng nhị phân. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày các bước mô tả quá trình số hóa âm thanh bằng phương pháp điều chế mã xung. - GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nêu hai khái niệm chu kì lấy mẫu và tốc độ bit (bit rate). + Muốn có chất lượng âm thanh tốt, chu kì lấy mẫu và thang lấy mẫu phải có đặc điểm gì? - GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK theo nhóm đôi và thực hiện yêu cầu: Trình bày các phương pháp để giảm kích thước tệp âm thanh. - GV giới thiệu thêm cho HS một số định dạng âm thanh: + WAV: là định dạng không mất mát do IBM và Microsoft phát triển cho hệ điều hành Windows. + AIFF: là định dạng không mất mát được Apple nâng cấp từ PCM cho hệ điều hành OS của Mac. + FLAC: định dạng không mất mát, kích thước được nén chỉ còn 60%. + MP3: là định dạng có mất mát. - HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm. - HS làm Câu hỏi và bài tập củng cố 1, 2 SGK trang 29 theo nhóm đôi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS suy nghĩ, đọc SGk - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. |
1. Biểu diễn âm thanh a) Số hóa âm thanh - Bước 1: Lấy mẫu - Bước 2: Biểu diễn giá trị mẫu - Bước 3: Biểu diễn âm thanh - Chu kì lấy mẫu là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu. - Tốc độ bit là số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh. - Muốn chất lượng âm thanh tốt thì cần lấy mẫu đủ dày (nghĩa là chu kì lấy mẫu cần phải nhỏ) và tăng mức độ chi tiết của thang mẫu. b) Các định dạng lưu trữ âm thanh - Có hai cách để giảm kích thước tệp âm thanh: + Cách 1: Nén dữ liệu mà không làm giảm chất lượng âm thanh, tạo nên định dạng âm thanh không mất mát (lossless). + Cách 2: Bỏ bớt một phần âm thanh, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chấp nhận được. Câu hỏi và bài tập củng cố 1: Khi số hóa âm thanh, chu kì lấy mẫu tăng thì lượng dữ liệu lưu trữ âm thanh sẽ giảm. Câu hỏi và bài tập củng cố 2: Tốc độ bit 128 Kb/s có nghĩa là lượng dữ liệu để phát được 1 giây âm thanh là 128 kilôbit. |
Soạn giáo án tin học 10 kết nối bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình, GA word tin học 10 kntt bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình, giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác