Soạn giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 24: Xâu kí tự (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 bài 24: Xâu kí tự (2 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 24: XÂU KÍ TỰ (2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Hiểu được xâu kí tự là kiểu dữ liệu cơ bản của Python.
  • Biết được lệnh for để xử lí xâu kí tự.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

  • Thực hiện được lệnh for trên xâu kí tự.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với HS:

- SGK, SBT, vở ghi.

- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy Python (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Gợi mở cho HS muốn tìm hiểu sâu hơn về đối tượng xâu kí tự trong Python.
  3. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: Em đã biết dữ liệu kiểu xâu kí tự (gọi tắt là xâu) từ Bài 16 và chúng ta đã có thể tạo các biến kiểu xâu kí tự theo nhiều cách như sau:

Liệu có lệnh nào trích ra từng kí tự của một xâu kí tự? Đếm số kí tự của một xâu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận:

- GV gọi đại diện HS đứng lên trình bày kết quả

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Gợi ý:

- Có thể duyệt các kí tự của xâu bằng lệnh for tương tự như với danh sách.

- Để đếm số kí tự của một xâu, ta dùng lệnh len( ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: Vì đây là câu hỏi gợi mở vào bài học nên chưa xét đến tính đúng, sai trong câu trả lời của HS. Dựa trên câu trả lời đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 24. Xâu kí tự.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Xâu là một dãy các kí tự

  1. a) Mục tiêu: HS biết và hiểu được cấu trúc xâu kí tự là một dãy các kí tự, có thể thực hiện một số lệnh cơ bản như duyệt xâu, truy cập từng phần tử.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc của xâu kí tự.
  3. c) Sản phẩm: HS thực hiện Hoạt động 1, câu hỏi và bài tập củng cố SGK tr.120, hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ và thực hiện Hoạt động 1 SGK tr.119: Quan sát các ví dụ sau để biết cấu trúc xâu kí tự, so sánh với danh sách để biết sự khác nhau giữa xâu (string) và danh sách (list):

+ Ví dụ 1: Xâu kí tự và cách truy cập đến từng kí tự của xâu.

+ Ví dụ 2: Quan sát các lệnh sau để thấy được sự khác nhau giữa xâu và danh sách:

- GV giới thiệu và nhấn mạnh các tính chất ban đầu của xâu kí tự có nhiều nét gần giống với danh sách nhưng lại rất khác biệt với danh sách:

+ Điểm giống:

·        Xâu có thể hiểu là một dãy các kí tự, có thể truy cập từng phần tử đánh từ chỉ số 0 hoàn toàn tương tự như danh sách.

·        Có thể duyệt theo từng kí tự trên xâu. (Chức năng này sẽ được học trong Hoạt động 2).

+ Điểm khác biệt: Không thể thay đổi các kí tự trên xâu, trong khi có thể thay đổi giá trị từng phần tử của danh sách.

- GV cho HS đọc và ghi nhớ khung kiến thức trọng tâm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố SGK tr.120:

1. Các xâu kí tự sau có hợp lệ không?

a) "123&*()+-ABC"      

b)"1010110&0101001"

c) "Tây Nguyên"        d) 11111111 = 256

2. Mỗi xâu hợp lệ ở Câu 1 có độ dài bằng bao nhiêu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc hiểu ví dụ trong SGK.

- HS theo dõi, chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS ghi nhớ khung kiến thức trọng tâm.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Xâu là một dãy các kí tự

- Xâu kí tự trong Python là dãy các kí tự Unicode. Xâu có thể được coi là danh sách các kí tự nhưng không thay đổi từng kí tự của xâu.

- Truy cập từng kí tự của xâu qua chỉ số, chỉ số từ 0 đến độ dài len() - 1.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

1. Các xâu kí tự hợp lệ là a), b), c).

2. a) 12;         b) 15;           c) 10.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tin học 10 kết nối bài 24: Xâu kí tự (2 tiết), GA word tin học 10 kntt bài 24: Xâu kí tự (2 tiết), giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 24: Xâu kí tự (2 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC