Soạn giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách (3 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 23: MỘT SỐ LỆNH LÀM VIỆC VỚI DỮ LIỆU DANH SÁCH (3 Tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Biết cách duyệt danh sách bằng toán tử in.
  • Biết được một số phương thức thường dùng với danh sách.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

  • Thực hiện được một số phương thức thường dùng với danh sách.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với HS:

- SGK, SBT, vở ghi.

- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy Python (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Gợi mở HS học các phương thức khác liên quan đến danh sách.
  3. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: Trong bài trước chúng ta đã biết cách dùng lệnh append để thêm phần tử vào cuối một danh sách. Vậy Python có những lệnh nào dùng để:

 - Xóa nhanh một danh sách?

 - Chèn thêm phần tử vào đầu hay giữa danh sách?

 - Kiểm tra một phần tử có nằm trong một danh sách hay không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận:

- GV gọi đại diện HS đứng lên trình bày kết quả

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Gợi ý:

- Để xóa toàn bộ danh sách dùng lệnh clear( ), để xóa phần tử có giá trị là value dùng lệnh remove(value).

- Để chèn thêm phần tử, dùng lệnh insert.

- Dùng toán tử in để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: Vì đây là câu hỏi gợi mở vào bài học nên chưa xét đến tính đúng, sai trong câu trả lời của HS. Dựa trên câu trả lời đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Duyệt danh sách với toán tử in

  1. a) Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của toán tử in với danh sách và thực hiện được lệnh duyệt trực tiếp từng phần tử của danh sách bằng toán tử in không thông qua lệnh range().
  2. b) Nội dung: Sử dụng toán tử in với danh sách.
  3. c) Sản phẩm: HS thực hiện Hoạt động 1, câu hỏi và bài tập củng cố, hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc, thảo luận hoặc thao tác trực tiếp thông qua các ví dụ để HS biết và hiểu được ý nghĩa của toán tử in trong các trường hợp sau:

1) Kiểm tra một phần tử có nằm trong một danh sách hay không?

2) Sử dụng từ khóa in trong lệnh duyệt trực tiếp từng phần tử trong danh sách.

- GV có thể lưu ý và nhấn mạnh lại cho HS biết: Lệnh duyệt trên dãy đã học trong Bài 21 có dạng:

for i in range(n):

 

thì trong lệnh trên từ khóa in chính là toán tử in vừa học trong bài. Lệnh (hay hàm) range(n) trả lại dãy (vùng) các giá trị 0, 1, 2, ..., n - 1, do đó lệnh lặp trên sẽ thực hiện lần lượt các bước lặp và cho i nhận các giá trị lần lượt lấy từ range(n).

- GV cho HS đọc và ghi nhớ khung kiến thức trọng tâm.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 116:

1. Giả sử A = ["0", "1", "01", "10"]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?

a) 1 in A.               b) "01" in A

2. Hãy giải thích ý nghĩa từ khóa in trong câu lệnh sau:

for i in range(10):

    

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc hiểu ví dụ trong SGK.

- HS theo dõi, chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS ghi nhớ và củng cố kiến thức bằng cách hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Duyệt danh sách với toán tử in

- Toán tử in dùng để kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách đã cho hay không. Kết quả trả lại True (Đúng) hoặc False (Sai).

in

- Có thể duyệt nhanh từng phần tử của danh sách bằng toán tử in và lệnh for mà không cần sử dụng lệnh range().

Câu hỏi và bài tập củng cố:

1. a) Sai               b) Đúng

2. Trong câu lệnh for i in range(10) có ý nghĩa là toán tử in.


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tin học 10 kết nối bài 23: Một số lệnh làm việc với, GA word tin học 10 kntt bài 23: Một số lệnh làm việc với, giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 23: Một số lệnh làm việc với

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC