Soạn giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội (2 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ THÔNG MINH VÀ TIN HỌC ĐỐI VỚI  XÃ HỘI (2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nhận biết được một số thiết bị thông minh thông dụng.
  • Biết được vai trò của thiết bị thông minh trong xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Hiểu được vai trò của tin học đối với xã hội và sự phát triển của tin học.
  • Biết được các thành tựu nổi bật của ngành tin học.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo trong các hoạt động thực hành, vận dụng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.

- Năng lực riêng:

  • Phân biệt thiết bị thông minh và thiết bị điện tử thông thường.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình học tập, tự giải quyết vấn đề có sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: HS được gợi mở về vai trò của các thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội.
  3. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở về các thiết bị thông minh .
  4. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về các thiết bị thông minh, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trên thực tế, chúng ta từng được nghe rất nhiều thứ gắn với từ smart như smart TV, smart phone, smart watch,…Đó là tên gọi của các thiết bị thông minh. Vậy theo em, thiết bị thông minh là gì? Máy tính xách tay có phải là một thiết bị thông minh không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

- GV dẫn dắt vấn đề: Để nhận biết được một số thiết bị thông minh thông dụng, biết được vai trò của thiết bị thông minh trong xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như vai trò của tin học đối với xã hội và sự phát triển của tin học, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. THIẾT BỊ THÔNG MINH

Hoạt động 1: Nhận biết thiết bị thông minh

  1. a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin; nắm được vai trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  2. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp đôi, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 SGK tr.11 và trả lời câu hỏi: Thiết bị nào sau đây là thiết bị thông minh?

- GV nhận xét: Các em chỉ có thể đoán được theo mức độ thông minh của các thiết bị đồng hồ lịch vạn niên, điện thoại di động, camera kết nối internet, máy ánh số chứ chưa biết được tiêu chuẩn chính xác về thiết bị thông minh.

- GV giới thiệu kiến thức: Các tiêu chuẩn của thiết bị thông minh, là thiết bị điện tử có khả năng 

+ Làm việc tự chủ (autonomous) theo nghĩa có thể tự tổ chức làm việc một cách tự động, không cần sự can thiệp của con người.

·        Khái niệm tự động (automatic) liên quan đến khả năng hoạt động không cần sự can thiệp của con người. Trong khi đó tự chủ (autonomous, ngoài tính tự động thông thường, còn có khía cạnh về tính thông minh: khả năng tự phối hợp, khả năng thích ứng với hoàn cảnh làm việc,…

·        Ví dụ: camera thông minh ngày nay ghi hình khi phát hiện hình ảnh thay đổi. Nếu ảnh tĩnh hoàn toàn camera sẽ không làm gì, khi có người hoặc vật đi trước ống kính, camera sẽ tiến hành ghi hình.

+ Kết nối (conectivity) với thiết bị thông minh khác để trao đổi dữ liệu. Việc kết nối có thể thực hiện qua bất cứ phương thức truyền dữ liệu nào như: mạng có dây, bluetooth, wifi, trong mạng cục bộ hoặc qua internet.

+ Ngoài ra các thiết bị có trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng bắt chước những hành vi của con ngườ ở một mức độ nào đó cũng là thiết bị thông minh.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao đồng hồ vạn niên và máy ảnh số không phải là thiết bị thông minh?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số thiết bị thông minh khác mà em biết?

+ Máy tính để bàn thông thường có được xem là một thiết bị thông minh không?

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 – Các thời kí của cách mạng công nghiệp (CMCN) SGK tr.12, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ nhất.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ hai.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ ba.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về cuộc CMCN lần thứ tư.

- GV giới thiệu kiến thức cho HS:

+ Vai trò của thiết bị thông minh 4.0 thể hiện ở chỗ: thiết bị thông ming là thành phần chủ chốt của các hệ thống IoT mà IoT là một trong những đặc trưng chủ yếu của CMCN 4.0.

+ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã đưa ra khái niệm Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà ở trong đó quá trình sản xuất, phân phố và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả ngành kinh tế.

- GV chốt lại hoạt động:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi và bài tập củng cố:

+ Thiết bị nào trong Hình 2.3 SGK tr.13 là thiết bị thông minh? Tại sao?

 

 

 

 

+ Ngoài những thiết bị đã nêu trong bài học, nhà em có những thiết bị thông minh nào?

- GV trình chiếu và bổ sung thêm một số thiết bị thông minh: camera an ninh, robot quét nhà, thiết bị bay có điều khiển (drone) dùng để chụp ảnh, quay phim từ trên cao; khóa cửa thông minh có thể mở bằng nhiều kiểu giao tiếp như sóng radio, nhận dạng mặt người hay mở từ xa qua internet.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Nhận biết thiết bị thông minh

a. Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin

- Điện thoại di động và camera kết nối internet là thiết bị thông minh.

- Đồng hồ vạn niên và máy ảnh số không phải là thiết bị thông minh vì:

+ Đồng hồ vạn niên không có tính kết nối.

+ Máy ảnh không có tính năng hoạt động tự chủ.

- Tên một số thiết bị thông minh khác: máy tính bảng, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh, ti vi kết nối được internet,...

- Máy tính để bàn thông thường không được xem là một thiết bị thông minh vì không có sẵn kết nối mạng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Vai trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Cuộc CMCN lần thứ nhất:

+ Xảy ra vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

+ Nội dung: cơ giới hóa, khởi đầu là phát minh ra động cơ hơi nước. Máy móc bắt đầu thay thế cho lao động thủ công.

- Cuộc CMCN lần thứ hai:

+ Xảy ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX.

+ Nội dung: phát triển ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, chế tạo máy. Sử dụng điện và cho phép truyền tải và biến đổi năng lượng dễ dàng. Một đặc điểm khác trong tổ chức sản xuất là sản xuất tập trung theo dây chuyền.

- Cuộc CMCN lần thứ ba:

+ Xảy ra vào cuối thế kỉ XX và một số năm đầu của thế kỉ XXI.

+ Nội dung: công nghiệp phát triển với các phát minh khoa học quan trọng như điện tử, năng lượng hạt nhân,...Sự xuất hiện của máy tính điện tử đánh dấu thời kì máy có thể hỗ trợ con người trong các hoạt động trí tuệ.

- Cuộc CMCN lần thứ tư (cách mạng 4.0):

+ Xảy ra ở đầu thế kỉ XXI. Là thời kì phát triển đột phá với hàng loạt công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống: CNTT, công nghệ vật liệu, công nghệ gen, tự động hóa,...

+ Đặc điểm:

Nền sản xuất thông minh: sản phẩm được sản xuất trong thế giới vật lí nhưng quá trình tính toán, thiết kế, tạo mẫu,...được thực hiện trên không gian số.

+ Việc liên kết các thiết bị thông tin, giúp thu nhập, trao đổi và xử lí thông tin trên phạm vi rộng một cách tức thời.

- Câu hỏi và bài tập củng cố: Đồng hồ kết nối với điện thoại qua bluetooth là thiết bị thông minh.


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tin học 10 kết nối bài 2: Vai trò của thiết bị thông, GA word tin học 10 kntt bài 2: Vai trò của thiết bị thông, giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 2: Vai trò của thiết bị thông

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC