Soạn giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 32: Ôn tập lập trình python (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 bài 32: Ôn tập lập trình python (2 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 32: ÔN TẬP LẬP TRÌNH PYTHON (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách viết chương trình hoàn chỉnh trên Python.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực tư duy và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
- Năng lực riêng:
- Thực hành ôn tập lập trình Python.
- Thực hành lập trình các bài toán có tính liên môn.
- Phẩm chất
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực và chủ động.
- Trung thực hoàn thành đầy đủ các bài tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với HS:
- SGK, SBT, vở ghi.
- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy Python (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu:
- Ôn tập lại cho HS kiến thức đã học của toàn bộ phần lập trình Python.
- Tạo tâm thế vui vẻ, hào hứng cho HS trước khi bước vào bài học mới.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS tóm tắt kiến thức đã học về lập trình Python vào bảng.
- c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bảng.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS: Em hãy tóm tắt toàn bộ kiến thức đã học về Python vào bảng sau:
Nhóm kiến thức |
Mô tả |
Kiểu dữ liệu cơ bản |
|
Lệnh gán |
|
Một số hàm có sẵn |
|
Câu lệnh rẽ nhánh if |
|
Câu lệnh lặp |
|
Kiểu dữ liệu danh sách |
|
Kiểu dữ liệu xâu kí tự |
|
Hàm, thủ tục |
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
Nhóm kiến thức |
Mô tả |
Kiểu dữ liệu cơ bản |
Một số kiểu dữ liệu cơ bản của Python: int: số nguyên float: số thực bool: lôgic str: xâu kí tự |
Lệnh gán |
x, y, x = 1, 2, 3 |
Một số hàm có sẵn |
int(), float(), bool(), str(), list(), eval(), divmod(), min(), max(), round(), ord(), chr(), abs() |
Câu lệnh rẽ nhánh if |
if <điều kiện>: elif <điều kiện>: else: |
Câu lệnh lặp |
Câu lệnh lặp for for Câu lệnh lặp while while <điều kiện>: |
Kiểu dữ liệu danh sách |
A = [1, 0, "One", 10.14, True, False] Các phương thức: append(), insert(), remove(), index(), count() |
Kiểu dữ liệu xâu kí tự |
st = "Thời khóa biểu" Các phương thức: upper(), lower(), tittle(), split(), join(), find() |
Hàm, thủ tục |
def |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thực hành viết chương trình hoàn chỉnh trên Python - Bài 32: Ôn tập lập trình Python.
- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- a) Mục tiêu: HS được thực hành viết chương trình hoàn chỉnh, rèn luyện kĩ năng lập trình trên môi trường Python.
- b) Nội dung: GV lần lượt hướng dẫn HS làm từng nhiệm vụ của bài thực hành.
- c) Sản phẩm: HS viết được chương trình hoàn chỉnh.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu cho HS ba nhiệm vụ của bài thực hành đều là các bài toán xuất phát từ thực tiễn và có tính liên môn. - GV cho HS đọc yêu cầu và lần lượt hướng dẫn HS hoàn thành từng nhiệm vụ của bài thực hành: + Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ từ bàn phím, ví dụ "Nguyễn Thị Mai Hương", sau đó tách riêng phần tên, họ, đệm và in ra màn hình. + Nhiệm vụ 2: Viết chương trình nhập trọng lượng của em (tính theo đơn vị N - Newton) trên Trái Đất và tính trọng lượng của em trên một hành tinh khác (ví dụ Mặt Trăng, Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Mặt Trời). + Nhiệm vụ 3: Kiểm tra tính hợp lệ của ba tham số ngày, tháng, năm. Chương trình sẽ yêu cầu nhập ba số tự nhiên: ngày, tháng, năm từ bàn phím theo khuôn dạng, ví dụ nhập 08-02-2021, chương trình sẽ thông báo bộ dữ liệu đã nhập là hợp lệ hay không hợp lệ. - GV có thể cho HS tham khảo các chương trình mẫu trong SGK trang 153 - 155. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS thực hành, có thể sử dụng chương trình gợi ý trong SGK trang 153 - 155. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trình bày kết quả thực hiện. - Các HS còn lại quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV khen ngợi, khích lệ HS có tinh thần nghiêm túc thực hành và chuyển sang nội dung luyện tập. |
- Nhiệm vụ 1: Chương trình có thể như sau: - Nhiệm vụ 2: Chương trình có thể như sau: - Nhiệm vụ 3: Chương trình có thể như sau: |
Soạn giáo án tin học 10 kết nối bài 32: Ôn tập lập trình python (2, GA word tin học 10 kntt bài 32: Ôn tập lập trình python (2, giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 32: Ôn tập lập trình python (2
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác