Soạn giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if (2 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 19: CÂU LỆNH RẼ NHÁNH IF (2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Biết và trình bày được các phép toán với kiểu dữ liệu lôgic.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực tư duy và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Sử dụng được lệnh rẽ nhánh if trong lập trình.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  • Nghiêm túc, tập trung, tích cực và chủ động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với HS:

- SGK, SBT, vở ghi.

- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy Python (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Gợi mở cho HS hướng đến lệnh if của Python.
  3. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường gặp các tình huống một việc được thực hiện hay không phụ thuộc vào một điều kiện. Ví dụ, em dự định, nếu ngày mai trời không mưa em sẽ đi chơi cùng bạn, ngược lại nếu trời mưa em sẽ ở nhà làm bài tập. Các tình huống như vậy trong lập trình được gọi là rẽ nhánh.

- GV yêu cầu HS: Em hãy điền thông tin ở tình huống trên vào vị trí <Điều kiện> và lệnh tương ứng trong sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh ở Hình 19.1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận: HS giơ tay lên bảng trình bày kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 19. Câu lệnh rẽ nhánh if.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Biểu thức lôgic

  1. a) Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm biểu thức lôgic và các phép toán trên biểu thức lôgic trong Python.
  2. b) Nội dung: HS tìm hiểu khái niệm biểu thức lôgic.
  3. c) Sản phẩm: HS thực hiện Hoạt động 1, hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc và thực hiện Hoạt động 1 trong SGK trang 101 theo nhóm đôi:

Biểu thức nào sau đây có thể đưa vào vị trí <điều kiện> trong lệnh: Nếu <điều kiện> thì của các ngôn ngữ lập trình bậc cao?

A. m, n = 1, 2             B. a + b > 1            

C. a* b < a + b          D. 12 + 15 > 2* 13

- GV giới thiệu cho HS các phép so sánh các giá trị số trong Python và bảng các phép toán lôgic.

- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ (SGK - tr102): Cho các lệnh sau và dự đoán giá trị của các biến lôgic a, b, c.

- GV yêu cầu HS ghi chép khung kiến thức trọng tâm vào vở.

- GV cho HS hoạt động cá nhân để hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 102:

Mỗi biểu thức sau có giá trị True hay False?

a) 100%4==0                               

b)111//5 != 20 or 20%3 != 0

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS hình thành nhóm, thảo luận để trả lời các vấn đề được đưa ra.

- HS theo dõi, chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS đọc hiểu ví dụ trong SGK.

- HS ghi nhớ và củng cố kiến thức bằng cách hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Biểu thức lôgic

- Hoạt động 1: Đáp án B, C, D.

- Các phép so sánh các giá trị số trong Python:

nhỏ hơn

<=

nhỏ hơn hoặc bằng

lớn hơn

>=

lớn hơn hoặc bằng

==

bằng nhau

!=

khác nhau

- Bảng các phép toán lôgic:

- Ví dụ (SGK - tr102): Giải thích:

+ Ta có x = 10, z = 9 do đó x < 11 là đúng, z > 5 đúng. Theo bảng phép toán and ta có b = x < 11 and z > 5 nhận giá trị đúng.

+ Ta lại có: x > 15 sai (vì x = 10) nhưng y < 9 đúng vì (y = 5). Theo bảng phép toán or suy ra c = x > 15 or y < 9 nhận giá trị đúng.

+ Cuối cùng, vì b là đúng nên a = not b sẽ nhận giá trị sai.

* Kết luận:

- Biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True hoặc False. Giá trị các biểu thức lôgic thuộc kiểu bool.

- Các phép toán trên kiểu dữ liệu lôgic là and (và), or (hoặc) và not (phủ định).

Câu hỏi và bài tập củng cố:

a) True.

b) True.


=> Xem toàn bộ Giáo án Tin học 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tin học 10 kết nối bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if (2, GA word tin học 10 kntt bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if (2, giáo án tin học 10 kết nối tri thức bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if (2

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC