Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 8 Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 8 Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…../…../…..

Ngày dạy:…./…../……

TIẾT: VIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG TỰ NHIÊN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được đặc điểm, yêu cầu của bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để tăng hiệu quả biểu đạt cho bài viết.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc điểm, yêu cầu của bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để tăng hiệu quả biểu đạt cho bài viết.
  • Từ định hướng trên, HS biết viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đang được quan tâm trong xã hội ngày nay.

Năng lực chung 

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:

  • Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu.
  • Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề.
  • Có năng lực tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong giao tiếp.
  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
  • Biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trong việc tạo lập VB thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
  • Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
    • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, tạo tâm thế tích cực cho HS khi bước vào bài học Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
  3. Nội dung: GV yêu cầu học sinh huy động tri thức nền để hoàn thành phiếu khảo sát.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
  5. Tổ chức dạy học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 6 nhóm, chuyển giao Phiếu khảo sát cho mỗi nhóm với yêu cầu: Hoàn thành Phiếu khảo sát trong 3 phút về những sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên mà nhóm đang quan tâm.

- Phiếu khảo sát: 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS của mỗi nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá

- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Thế giới tự nhiên xung quanh ta có biết bao điều lí thú mà khoa học vẫn chưa thể tìm hiểu và lí giải hết được. Việc tìm hiểu về những sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức, sự hiểu biết và đồng thời nhận ra những vấn đề cấp bách đang đặt ra trong giới tự nhiên cũng như nhận thức được mối quan hệ giữa chúng với cuộc sống của con người. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ đi thực hành Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài thuyết minh.

  1. Mục tiêu: Nhận biết được những yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được yêu cầu khi làm bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

  • Những yêu cầu cơ bản của bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là gì?
  •  Có điểm gì giống và khác với bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội với trong tự nhiên?
  •  Khi được sử dụng trong bài thuyết minh, các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ được giao

- GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của hs

- GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang nhiệm vụ mới.

I. Yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

1. Những yêu cầu cơ bản của văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- Nêu rõ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về sự vật, hiện tượng đó.

- Làm sáng tỏ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên theo trình tự phù hợp với đặc điểm của đối tượng được thuyết minh.

- Nêu được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

2. Những điểm giống và khác giữa bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội với bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- Giống: đều là dạng văn bản thuyết minh, cần sự quan sát trong cuộc sống.

- Khác:

+ Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội tập trung vào những vấn đề của cuộc sống con người với những mối quan hệ phức tạp.

+ Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên hướng vào thế giới tự nhiên và có những mối quan hệ với con người.

3. Ý nghĩa của những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

- Tạo cho bài viết diễn đạt phong phú, làm cho đối tượng hiện ra một cách rõ ràng, chân thực, sinh động, khơi gợi được nhiều tình cảm, cảm xúc nơi người đọc…

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

  1. Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi làm bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tương trong tự nhiên.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích bài viết tham khảo “Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát”.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ 4 – 6 HS, thực hiện yêu cầu: Dựa vào văn bản Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát và thực hiện những yêu cầu sau:

  • Văn bản đã đề cập sự vật, hiện tượng gì? Những thông tin cơ bản nào được trình bày trong văn bản?
  • Xác định hệ thống ý của văn bản. Tác giả đã cung cấp thông tin theo trình tự như thế nào?
  • Tác giả đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để chuyển tải các thông tin đến người đọc? Nêu tác dụng của yếu tố đó trong văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận

- GV mời 2 - 3 học sinh mỗi nhóm trình trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV.

I. Phân tích bài viết tham khảo Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát.

1. Những thông tin trong văn bản

- Tác giả đã giới thiệu về sự phong phú, đặc điểm và giá trị của những hòn đảo của Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, đó là những cảnh quan hấp dẫn, giàu tiềm năng, thu hút nhiều du khách.

2. Hệ thống ý của văn bản và trình tự thông tin

- Hệ thống ý của văn bản đã được thể hiện qua các thẻ chỉ dẫn: 

+ Giới thiệu thông tin khái quát về biển đảo của Việt Nam; 

+ Nêu đặc điểm những hòn đảo ở vùng biển phía Bắc;

+ Khái quát đặc điểm vùng đảo miền Trung; 

+ Nhận diện nét riêng của các đảo vùng duyên hải Nam Bộ; 

+ Khẳng định giá trị của biển đảo Việt Nam.

=> Thông tin được trình bày từ bao quát đến cụ thể và lại đến bao quát.

3. Tác dụng của những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản

→ Có thể thấy trong văn bản thuyết minh này, tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ở ngay tên các tiêu mục ("Chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc”, “Đầu sóng ngọn gió miền Trung”, “Những đảo ngọc miền Nam”), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... Yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu về vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo. Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm giúp cho những thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

  1. Mục tiêu: Viết được bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tương trong tự nhiên.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để thực hiện yêu cầu được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS và chuẩn kiến thức GV

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chọn đề tài và tìm ý

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chọn đề tài: GV có thể gợi ý để HS chọn sự vật, hiện tượng trong tự nhiên gần gũi với địa phương mình đang sinh sống, có mối quan hệ và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, có điều kiện tìm kiếm, thu thập thông tin để thực hiện bài viết.

- GV hướng dẫn HS tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi trong SGK như:

+ Sự vật, hiện tượng được đề cập là gì?

+ Có thể cung cấp thông tin theo trình tự nào?

+ Việc nhận thức đầy đủ về sự vật, hiện tượng được thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận

- GV mời 1 - 2 học sinh trình trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV.

Nhiệm vụ 2: Lập dàn ý

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý: Dàn ý của bài thuyết minh cũng cần tuân thủ cấu trúc của một bài viết thông thường đã được giới thiệu và rèn luyện ở các lớp dưới và đặc biệt là ở Bài 7 của sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận

- GV mời 1 học sinh trình trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV.

I. Chọn đề tài và tìm ý

1. Chọn đề tài

- Để luyện tập viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, HS có thể chủ động lựa chọn vấn đề mình đã quan sát, trải nghiệm và có nhiều phát hiện hoặc có thể chọn vấn đề được gợi ý trong SGK.

2. Tìm ý

- Song song với việc tìm ý, HS cần dự kiến cả những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận phù hợp để triển khai các ý nhưng không lạm dụng những yếu tố bố trợ này để tránh làm sai lệch mục đích chính của bài văn là thuyết minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Lập dàn ý

- Đảm bảo đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Mở bài: giới thiệu được sự vật, hiện tượng và những thông tin khái quát.

+ Thân bài: chọn lọc, triển khai các ý theo trật tự hợp lí, tùy thuộc vào định hướng cung cấp thông tin của người viết. Lưu ý lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận và những phương tiện phi ngôn ngữ có thể sử dụng…

+ Kết bài: khái quát ý nghĩa của sự vật, hiện tượng và gợi mở.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 8 Viết Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 kết nối tri thức, Giáo án word Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 8 Viết Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI