Soạn giáo án HĐTN 4 cánh diều Chủ đề 9: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 34
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 9: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 34 - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 34:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau tuần học này, HS sẽ:
- Nhận diện những hành động xâm hại tinh thần.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tham gia trò chuyện về chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Nhận diện hành động xâm hại tinh thần.
- Trình diễn tiểu phẩm Em tự bảo vệ bản thân.
- Thực hành phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Phẩm chất
- Ý thức, trách nhiệm, tự tin: có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy, bút, bút màu.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy, bút, bút màu, giấy màu...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Trò chuyện về chủ đề Phòng tránh bị xâm hại tinh thần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Biết được những hành động xâm hại tinh thần và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - Có ý thức phòng và tránh xâm hại tinh thần cho bản thân, bạn bè và mọi người xung quanh. b. Cách tiến hành - Nhà trường mời chuyên gia tâm lí học đường hoặc thầy cô giáo trong trường tham gia trò chuyện, chia sẻ với HS về chủ đề Phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - Các nội dung chính như sau: + Giới thiệu chuyên gia tâm lí học đường hoặc thầy cô giáo tham gia buổi - trò chuyện. + Tổ chức cho HS đặt câu hỏi giao lưu, trò chuyện với khách mời về chủ đề - Phòng tránh bị xâm hại tinh thần. + Mời một số HS chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình về việc bị xâm hại tinh thần.
|
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia giao lưu.
- HS chia sẻ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị xâm hại tinh thần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mở cho học sinh xem một video về xâm hại tinh thần SINH CON SINH CHA | TẬP 9: CHA MẸ CÓ BIẾT MÌNH ĐÃ XÂM HẠI TINH THẦN CON? | GENERALI VIETNAM - YouTube - GV yêu cầu HS nêu cảm xúc sau khi xem video. - GV nhận xét, khuyến khích HS đã có nghĩ cảm nhận, suy nghĩ riêng. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 34 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị xâm hại tinh thần. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện hành động xâm hại tinh thần a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Nhận diện được nguy cơ và các hành động xâm hại tinh thần, thông qua đó thể hiện được thái độ của bản thân về các hành động xâm hại tinh thần. b. Cách tiến hành: - GV cho HS cả lớp xem phim tư liệu, tranh ảnh hoặc hoạt cảnh về nguy cơ bị xâm hại tinh thần.
Tranh 1 Tranh 2
Tranh 3 Tranh 4
Tranh 7 Tranh 8 Tranh 9 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những lời nói và hành động xâm hại tinh thần trong phim tư liệu, tranh ảnh, hoạt cảnh đã xem. HS ghi lại kết quả thảo luận ra giấy. - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Tranh 1: Xâm hại bằng lời nói. + Tranh 2: Trêu ghẹo một cách quá đáng. + Tranh 3: Phớt lờ trẻ. + Tranh 4: Xâm phạm sự riêng tư của trẻ + Tranh 5: Phớt lờ nhu cầu được yêu thương của trẻ. + Tranh 6: Không chăm sóc trẻ. + Tranh 7: Đánh đập và nhạo báng trẻ ở trường học. + Tranh 8: Không quan tâm tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe trẻ. + Tranh 9: Không quan tâm tới nhu cầu học tập của trẻ. - GV cho HS kể thêm về việc mình hoặc ai đó bị xâm hại tinh thần, chia sẻ cảm xúc của mình hoặc của người bị xâm hại tinh thần. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Xâm hại tinh thần là việc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Việc xâm hại tinh thần khiến người bị xâm hại buồn phiền, suy sụp, chán nản, đau khổ. Chính vì vậy, các em cần nhận diện được hành động và lời nói xâm hại tình thần để giữ an toàn cho bản thân, bạn bè và những người xung quanh. Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm Em tự bảo vệ bản thân a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Thực hành để đưa ra cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong các tình huống phổ biến ở trường học và cộng đồng. - Tự tin trình diễn tiểu phẩm. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 98. - GV hướng dẫn HS mô tả nội dung tiểu phẩm theo gợi ý trong 2 bức tranh. HS có thể sáng tạo và phát triển nội dung tiểu phẩm. - GV gợi ý nội dung tiểu phẩm: Hoa muốn được chơi cùng một nhóm bạn trong lớp. Vì vậy, Hoa đã hứa sẽ cho các bạn trong nhóm đó tiền để mua đồ ăn vặt. Nhưng vì Hoa chưa có tiền đưa cho các bạn nên ngày nào Hoa cũng bị các bạn đe doạ, mắng mỏ. Hoa rất sợ hãi, lo lắng, bồn chồn, liên tục giật mình và hay khóc một mình. Hoa suy nghĩ rất nhiều rồi quyết định sẽ dũng cảm kể với mẹ để mẹ giúp mình trong tình huống này. - GV tổ chức cho 1 đến 2 nhóm HS trình diễn tiểu phẩm để cả lớp cùng xem. Các nhóm sẽ thảo luận nhanh để phân vai và chuẩn bị lời thoại. - GV mời một số HS nhận xét về phần trình diễn tiểu phẩm của nhóm bạn. - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo gợi ý: + Các hành động, lời nói xâm hại tinh thần trong tiểu phẩm vừa xem. + Những biểu hiện thường gặp khi bị xâm hại tinh thần + Cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - GV mời các nhóm chia sẻ và trao đổi trước lớp theo các nội dung gợi ý trên. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Để phòng tránh bị xâm hại tinh thần, các em có thể sử dụng nhiều cách bao gồm: tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc thầy cô; chủ động tránh xa các tình huống có thể gây ra việc bị xâm hại tinh thần; luôn lạc quan, tự tin về bản thân để tránh bị tấn công bằng lời nói thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng... Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối - GV hướng dẫn HS chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với người thân khi bị xâm hại tinh thần. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị nội dung trong tiết Sinh hoạt lớp. |
- HS quan sát video
- HS nêu cảm nghĩ. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS quan sát, thảo luận.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tạo nhóm. - HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tham khảo.
- HS trình diễn.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát.
- HS lắng nghe. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo