Soạn giáo án HĐTN 4 cánh diều Chủ đề 9: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 33

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 9: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 33 - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

 

MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nhận biết được những nguy cơ bị xâm hại.
  • Thực hiện được những hành động để phòng tránh bị xâm hại.

 

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 33:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau tuần học này, HS sẽ:

  • Nhận diện những hành động xâm hại thể chất.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tham gia hoạt cảnh về phòng tránh bị xâm hại thể chất.
  • Nhận diện hành động xâm hại thể chất.
  • Xây dựng cách phòng tránh bị xâm hại thể chất.
  • Thực hành phòng tránh bị xâm hại thể chất.
  1. Phẩm chất
  • Ý thức, trách nhiệm, tự tin: có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy, bút, bút màu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy, bút, bút màu, giấy màu...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt cảnh về phòng tránh bị xâm hại thể chất

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

-  Bước đầu nhận diện được một số hành động xâm hại thể chất và cách phòng tránh.

b. Cách tiến hành

- Đại diện nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho một nhóm HS trình diễn hoạt cảnh đã chuẩn bị về hành động xâm hại thể chất và cách phòng tránh bị xâm hại thể chất.  

- GV gợi ý nội dung hoạt cảnh: Trong giờ tổng kết tuần, cô giáo nhắc nhở Ngọc vì bạn đã làm việc riêng trong tiết Toán. Ngọc cho rằng chính Thoa là người đã mách với cô giáo. Cuối giờ học, Ngọc gặp Thoa ở ngoài cổng trường nên đã lao vào đánh và giật tóc Thoa. Thoa rất sợ hãi. Có một số HS túm lại xem, có bạn thì chỉ trỏ, có bạn chạy đi báo thầy cô giáo. Sau đó, cô giáo đã ra giải quyết mâu thuẫn cho hai bạn.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem hoạt cảnh.

 

 

 

 

 

- HS lắng  nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.

 

 

- HS trình bày hoạt cảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị xâm hại thể chất

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng

- Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV mở cho học sinh xem một video về xâm hại thân thể (1:02 đến 2:57)

Tiêu Điểm: Xâm hại, bạo lực trẻ em - Nỗi đau dai dẳng | VTV24 - YouTube

- GV yêu cầu HS nêu cảm xúc sau khi xem video.

- GV nhận xét, khuyến khích HS đã có nghĩ cảm nhận, suy nghĩ riêng.  

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 33 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị xâm hại thể chất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện hành động xâm hại thể chất

a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng

-  Nhận diện được nguy cơ và hành động xâm hại thể chất, thông qua đó thể hiện được thái độ của bản thân về các hành động xâm hại thể chất.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho HS quan sát bức tranh và thảo luận về những hành động xâm hại thể chất trong ảnh SGK tr90.

- Sau khi chia sẻ trong nhóm, GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Tranh 1: Một bạn nam bị bạn đồng trang lứa đánh.

+ Tranh 2: Một bạn nữ bị người lớn giật tóc rất đau ở ngoài đường.

+ Tranh 3: Một bạn nam bị đánh trong gia đình.

- GV tổ chức cho HS kể về những hành động xâm hại thể chất trong thực tế cuộc sống mà HS đã trải qua hoặc chứng kiến.

- GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Xâm hại thể chất là bất kì hành động nào cố ý gây thương tích cho người khác bằng cách tiếp xúc cơ thể. Các em cần nhận diện được những hành động xâm hại thể chất để biết cách phòng tránh bị xâm hại cho bản thân, bạn bè và cho cá những người xung quanh.

Hoạt động 2: Xây dựng cách phòng tránh bị xâm hại thể chất

a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng

- Nêu được các cách phòng tránh bị xâm hại thể chất.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại thể chất.

- GV hướng dẫn các nhóm làm sản phẩm thể hiện nội dung phòng tránh bị xâm hại thể chất theo gợi ý:

+ Liệt kê các cách phòng tránh bị xâm hại thể chất.

+ Lựa chọn hình thức trình bày sản phẩm.

+ Trình bày các nội dung phòng tránh bị xâm hại thể chất theo ý tưởng của nhóm.

- GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và đóng góp ý kiến cho phần trình bày của nhóm bạn.

- GV khen HS đã làm được những sản phẩm sáng tạo, ấn tượng.

- GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Để phòng tránh bị xâm hại thể chất, các em cần áp dụng nhiều cách bao gồm: sử dụng lời nói ngăn cản hành động xâm hại thể chất, tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại thể chất, bỏ chạy khi bị đe dọa hành hung, đánh lạc hướng để tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm, gọi đường dây nóng bảo vệ trẻ em...

Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối

- GV hướng dẫn HS thực hiện:

+ Về nhà trao đổi với người thân về cách phòng tránh bị xâm hại thể chất.

+ Thực hiện các cách phòng tránh xâm hại thể chất trong cuộc sống hằng ngày.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Chuẩn bị nội dung trong tiết Sinh hoạt lớp.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát video

 

 

 

- HS nêu cảm nghĩ.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tạo nhóm.

- HS thảo luận.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giới thiệu sản phẩm.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát.

 

- HS lắng nghe.


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 4 cánh diều Chủ đề 9 Phòng tránh bị xâm hại Tuần 33, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 4 cánh diều , Giáo án word HĐTN 4 cánh diều Chủ đề 9 Phòng tránh bị xâm hại Tuần 33

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác