Soạn giáo án HĐTN 4 cánh diều Chủ đề 8: Quan hệ bạn bè - Tuần 29
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 8: Quan hệ bạn bè - Tuần 29 - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: QUAN HỆ BẠN BÈ
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
- Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè.
- Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 29:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau tuần học này, HS sẽ:
- Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hưởng ứng văn nghệ theo chủ đề Tình bạn.
- Chia sẻ lời nói, việc làm trong quan hệ bạn bè.
- Xử lí tình huống thực tế.
- Tọa đàn theo chủ đề Phát triển quan hệ với bạn bè.
- Phẩm chất
- Ý thức, trách nhiệm, tự tin: hưởng ứng hoạt động văn nghệ, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy, bút, bút màu.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy, bút, bút màu, giấy màu...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Văn nghệ theo chủ đề Tình bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Tự tin tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ theo chủ đề Tình bạn. - Nhiệt tình cổ vũ các bạn tham gia biểu diễn. b. Cách tiến hành - Đại diện nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội giới thiệu nội dung buổi biểu diễn văn nghệ về chủ đề Tình bạn. - GV điều khiển chương trình văn nghệ theo kế hoạch, tổ chức cho các lớp biểu diễn đa dạng các tiết mục hát, múa, ngâm thơ, kể chuyện,... về chủ đề Tình bạn. - GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ của mình về buổi biểu diễn văn nghệ và về tiết mục mình thích nhất. - Nhà trường động viên, khen ngợi các cá nhân, tập thể lớp đã tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ. |
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS trình bày văn nghệ.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, vỗ tay.
|
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tình cảm bạn bè
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mở cho học sinh xem một video bài hát Tìm bạn thân https://www.youtube.com/watch?v=CRoZXDY6sRg - GV yêu cầu HS hát theo nhạc và vận động cơ thể, múa phụ họa cho bài hát. . - GV nhận xét, khuyến khích HS sáng tạo những điệu múa riêng. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Bài hát mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 29 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tình cảm bạn bè. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ lời nói, việc làm trong quan hệ bạn bè a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Chia sẻ được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm theo các nội dung sau: + Kể lại những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn mà em đã thực hiện. + Nhận xét về cảm xúc, lời nói, hành động của bạn khi em thực hiện lời nói, việc làm đó. - Sau khi chia sẻ trong nhóm, GV mời HS chia sẻ trước lớp theo các nội dung trên. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Mỗi chúng ta đều có nhiều người bạn xung quanh, đó có thể là bạn cùng lớp, bạn hàng xóm. Những điều chúng ta nói và những việc chúng ta làm sẽ giúp chúng ta có thể duy trì và phát triển được mối quan hệ với các bạn hay không. Muốn có nhiều người bạn tốt xung quanh, các em cần có thái độ tích cực, chân thành, yêu mến đổi với bạn bè. Khi bạn bẻ buồn hay vui, các em đều cần có những hành động cụ thể, phù hợp để mối quan hệ bạn bè được duy trì và phát triển. Hoạt động 2: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Nhận diện được một số tình huống này sinh trong mối quan hệ bạn bè. - Đưa ra cách xử lí tình huống phù hợp để duy trì và phát triển mối quan hệ bạn bè. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV cho các nhóm đọc nội dung tình huống trong SGK trang 83 và thảo luận về cách xử lí tình huống. Các nhóm thể hiện cách xử lí tình huống bằng hình thức đóng vai. + Tình huống 1: Quỳnh và Mai là đôi bạn thân. Hai bạn luôn giúp đỡ nhau trong học tập. Trong một lần tranh luận, do hiểu lầm nên Quỳnh đã giận và không nói chuyện với Mai. Nếu là Mai, em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Trong câu lạc bộ Bóng đá của trưởng, Bình và Tuấn chơi thân với nhau. Nhưng một tuần nay. Tuần không thấy Bình tham gia luyện tập tại câu lạc bộ như thường lệ. Nếu là Tuần, em sẽ làm gì? + Tình huống 3: Phương và Sơn là đôi bạn thân và đều là học sinh xuất sắc của lớp 4A. Thời gian vừa qua, do Phương bị ẩm, việc học tập sa sút nền Phương tự ti và xa lánh Sơn. Nếu là Sơn, em sẽ làm gì? - GV đưa ra các câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm như sau: + Trong tình huống có những nhân vật nào? + Điều gì đang xảy ra trong mối quan hệ bạn bè của các nhân vật trong tình huống đó? + Nếu ở trong tình huống đó, em sẽ xử lí như thế nào? Tại sao em lựa chọn cách xử lí như vậy? - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận về cách xử lí tình huống và phân công đóng vai. - GV tổ chức cho các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống trước lớp. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét về cách xử lí tình huống của nhóm bạn. - GV mời HS chia sẻ bài học rút ra được sau khi đóng vai xử lí tình huống. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc vui, lúc buồn, cần có người bên cạnh chia sẻ. Để trở thành một người bạn tốt, chúng ta cần thấu hiểu, quan tâm, lo lắng, động viên, giúp đỡ bạn bè. Mỗi lời nói, hành động thể hiện tình cảm và sự chân thành đối với bạn bè giúp các em duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè xung quanh. Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối - GV hướng dẫn HS thực hiện những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ bạn bè. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị nội dung trong tiết Sinh hoạt lớp. |
- HS quan sát video
- HS hát và vận động.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tạo nhóm. - HS thảo luận.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hiện cách xử lí.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát.
- HS lắng nghe. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo