Soạn giáo án HĐTN 4 cánh diều Chủ đề 5: Nghề truyền thống quê hương - Tuần 17
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 5: Nghề truyền thống quê hương - Tuần 17 - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
- Nêu được những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.
- Bước đầu thực hiện được một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương và thể hiện được sự hứng thú với nghề truyền thống của địa phương.
- Biết giữ gìn an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.
- So sánh được giá của các mặt hàng phổ biến và lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 17:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau tuần học này, HS sẽ:
- Nêu được những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Nhận diện nghề truyền thống.
- Khám phá nghề truyền thống quê em.
- Phẩm chất
- Tự tin, trách nhiệm: tự tin trao đổi với nghệ nhân, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy, bút, bút màu.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu với nghệ nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Bước đầu biết và hiểu được về nghề truyền thống của địa phương. - Tích cực trao đổi với nghệ nhân những điều muốn biết về nghề truyền thống địa phương. b. Cách tiến hành - Nhà trường tổ chức buổi giao lưu với nghệ nhân truyền thống ở địa phương. Buổi giao lưu gồm các nội dung chính sau: + Giới thiệu về nghệ nhân truyền thống và những khách mời cùng tham gia buổi giao lưu. + Phổ biến nội dung buổi giao lưu với nghệ nhân. + Mời nghệ nhân giao lưu với HS trong trường. - Những nội dung giao lưu của nghệ nhân bao gồm: + Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề và nghề truyền thống địa phương. + Giới thiệu một vài nét chính về sản phẩm của nghề truyền thống địa phương. + Giới thiệu một vài công đoạn trong quy trình tạo ra sản phẩm của nghề truyền thống. - GV tổ chức cho HS trao đổi, tương tác, đặt câu hỏi với nghệ nhân về nội dung mình muốn biết đối với nghề truyền thống địa phương. - GV tổ chức cho HS thực hành một số công đoạn đơn giản trong quy trình tạo ra sản phẩm của nghề truyền thống. | - HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS trao đổi, tương tác, đặt câu hỏi với nghệ nhân. - HS thực hành một số công đoạn đơn giản trong quy trình tạo ra sản phẩm của nghề truyền thống |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề truyền thống quê em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mở cho học sinh xem một video về làng nghề truyền thống: https://www.youtube.com/watch?v=xXWsxxR2lBw - GV đặt câu hỏi: Video đã gửi tới các em thông điệp gì? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt đáp án: Video đã khơi gợi lòng yêu nếm những sản phẩm của làng nghề truyền thống và hun đúc thêm cho chúng ta sự trân trọng và tiếp tục kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 17 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề truyền thống quê em B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sáng tạo những mảnh ghép kì diệu. a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Nhận diện các nghề truyền thống qua tranh ảnh hoặc video clip. - Nêu hiểu biết về một số nghề truyền thống của Việt Nam. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát các bức tranh trong SGK tr.50, 51. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 – 6 HS: - GV hướng dẫn HS thảo luận các nghề truyền thống trong tranh theo các ý sau: + Tên nghề truyền thống. + Sản phẩm của nghề truyền thống. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, đóng góp ý kiến. - GV mời đại diện 1 – 2 kể về nghề truyền thống khác em biết. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Trên đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta có rất nhiều làng nghề truyền thống gắn với từng địa phương. Có những làng nghề truyền thống đã ra đời từ hàng trăm năm trước với những sản phẩm chất lượng, độc đáo, mang đậm bản sắc, giá trị văn hóa người Việt. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, vẫn còn rất nhiều làng nghề ở các địa phương trên cả nước tồn tại và phát triển đến ngày nay. Hoạt động 2: Khám phá nghề truyền thống quê em. a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Nêu thông tin cơ bản về về nghề truyền thống quê hương. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS phổ biến yêu cầu hoạt động: HS vẽ sơ đồ tư duy về nghề truyền thống quê hương - GV hướng dẫn HS làm theo các bước sau: + Viết tên nghề truyền thống vào ô chính giữa. + Xác định nội dung các nhánh trong sơ đồ: Nơi làm nghề, sản phẩm của nghề, công dụng của sản phẩm, nguyên liệu làm sản phẩm, dụng cụ làm sản phẩm, những lưu ý khi làm sản phẩm,... + Dùng bút màu trang trí để sơ đồ sinh động và ấn tượng hơn. - GV tổ chức cho HS sử dụng sơ đồ tư duy của mình để giới thiệu về nghề truyền thống quê hương. - GV mời 1 số HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho phần trình bày của bạn. Khuyến khích HS đặt câu hỏi tương tác cho bạn. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Cô khen ngợi các bạn tích cực tìm hiểu nghề truyền thống và giới thiệu nghề truyền thống của địa phương mình. Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối. - GV hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị những tư liệu, dụng cụ cần thiết để làm Sổ tay nghề truyền thống quê em bao gồm: + Tranh ảnh về nghề truyền thống. + Bút, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán... * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để làm Sổ tay nghề truyền thống quê em. | - HS quan sát video về làng nghề truyền thống. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài học. - HS quan sát tranh minh họa. - HS làm việc nhóm theo hướng dẫn. - HS lắng nghe và thực hiện theo các bước hướng dẫn của GV. - HS trình bày trước lớp - HS kể về nghề truyền thống khác em biết. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS giới thiệu nghề truyền thống quê hương bằng sơ đồ tư duy. - HS nhận xét, bổ sung ý kiến, - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. - HS lắng nghe. - HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát. - HS lắng nghe. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo