Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
Bài tập 2: Trang 126 sgk Ngữ văn 10 tập hai
Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
(Tục ngữ)
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
Câu hỏi:
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ : nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?
a)
- Phép đối trong tục ngữ tạo sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó. VD: từ "bán" và từ "mua" nằm trong phép đối từ loại và đối ý. Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu
b. Vì: cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng, từ ngữ chọn lọc, có vần, có đối.
Từ khóa tìm kiếm Google: Bài tập 2: Trang 126 sgk Ngữ văn 10 tập hai, Soạn văn 10 bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
Bình luận