Soạn văn 10 tập 2 bài phương pháp thuyết minh trang 48 sgk
Soạn văn 10 tập 2, soạn bài phương pháp thuyết minh trang 48 sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta hiểu về cách phueoeng pháp .cách làm một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
- Phương pháp thuyết minh là một hộ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Năm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đên người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dê dàng và hiệu quả
- Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
- Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.
II- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
Đoạn văn | Phương pháp thuyết minh | Tác dụng của phương pháp thuyết minh |
(1) | Liệt kê, giải thích | Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe |
(2) | Định nghĩa, phân tích, giải thích | Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô |
(3) | Nêu số liệu, so sánh | Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin |
(4) | Phân loại, giải thích | Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian |
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
a) Thuyết minh bằng cách chú thích:
Hãy đọc lại câu văn:" Ba- sô là bút danh" đã dẫn ở trên
Vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa?
Trong câu văn:" Ba- sô là bút danh" tác giả đã thuyết minh bằng các chú thích? Thế nào là thuyết minh bằng chú thích? So sánh cách thức thuyết minh bằng định nghĩa và thuyết minh bằng chú thích có những hạn chế và ưu điểm gì? Ví dụ
Trả lời:
Câu "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.
So sánh:
Giống : có mô hình cấu trúc “A là B”.
Khác :
- Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa : đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn ; Phương pháp này chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.
- Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.
b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả:
Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (mục 2.b. SGK, trang 50) và trả lời câu hỏi:
Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân - quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.
Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.
III- YÊU CẦU VỚI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Bình luận