Giải câu 2 trang 76 sách toán VNEN lớp 7 tập 2

Câu 2: Trang 76 sách toán VNEN 7 tập 2

Hãy làm các bài tập sau

Bài 1: Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = BA. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = $\frac{1}{3}$ BC. Gọi K là giao điểm của AE và CD. Chứng minh rằng DK = KC.

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 5cm, BC = 3cm. Kẻ trung tuyến AM.

a) Chứng minh rằng AM vuông góc với BC

b) Tính độ dài AM.


Bài 1: 

 Ta có:

BE = $\frac{1}{3}$BC  mà: BE + EC = BC 

 $\frac{1}{3}$BC + EC = BC

 ⇒ EC = BC - $\frac{1}{3}$BC = $\frac{2}{3}$BC

 Xét ΔACD ta có:

 CB là trung tuyến (vì AB = BD)

 CE = $\frac{2}{3}$BC ; E ∈ BC

 ⇒ E là trọng tâm của tam giác ACD.

  Mà: E ∈ AK

 ⇒ AK là trung tuyến của tam giác ACD

 ⇒ K là trung điểm của DC nên DK = KC.

 Bài 2: 

 a) Xét tam giác ABM và ACM có: 

 - AB = AC (gt)

 - AM chung

 - BM = CM ( M la trung điểm của BC)

 => Tam giác ABM bằng tam giác ACM

  => $\widehat{AMB}$  =  $\widehat{AMC}$

 Mà $\widehat{AMB}$  +  $\widehat{AMC}$ = 180 độ ( kề bù)

 => $\widehat{AMB}$  =  $\widehat{AMC}$ = 90 độ => AM vuông góc với BC.

 b) Ta có: BM = CM = BC : 2 = 1.5

 Theo câu a có tam giác ABM vương tại M. Áp dụng định lý Pitago ta có:

  $AB^{2}$  =  $AM^{2}$  +  $BM^{2}$ 

 =>  $AM^{2}$  =  $AB^{2}$  -  $BM^{2}$

 =>  $AM^{2}$  =  $5^{2}$  -  $(1.5)^{2} $

 => AM = $\sqrt{22,75}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác