Giải VNEN toán 7 bài 4: Trung bình cộng, mốt
Giải VNEN toán 7 bài 4: Trung bình cộng, mốt - Sách hướng dẫn học Toán 7 tập 2 trang 17. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải các bài tập trong bài học. Cách giải chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.
A . B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1 . a ) Trò chơi “ Bắn bi ”
- Cách chơi : Đặt mảnh giấy ở nên lớp học . Mỗi học sinh đứng ở một vị trí quy định , cách mảnh giấy một khoảng hợp lí . Dùng tay bắn viên bị sao cho nó dừng ở một vị trí nằm ở vòng tròn số nào thì được tính số điểm bằng số ghi ở vòng tròn đó , nếu ở phía ngoài vòng tròn số 1 thì được tính 0 điểm . Mỗi học sinh trong nhóm được bắn bi 4 lần và ghi điểm vào bảng sau :
TT | Họ tên | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Sau đó điên kết quả vào chỗ chấm ở các ô trong bảng sau và thực hiện các phép tính:
Giá trị (x) | Tần số (n) | Tính tích (x.n) |
|
0 | … | … | $\overline{X}=\frac{Tong}{N}$ |
1 | … | … | |
2 | … | … | |
3 | … | … | |
4 | … | … | |
5 | … | … | |
6 | … | … | |
7 | … | … | |
8 | … | … | |
9 | … | … | |
10 | … | … | |
| N = … (cộng theo cột dọc) | Tổng: … (cộng theo cột dọc) |
Trả lời:
- Các em có thể tham khảo kết quả sau:
TT | Họ tên | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
1 | Nguyễn Văn Linh | 0 | 6 | 3 | 4 |
2 | Tạ Đức Anh | 8 | 2 | 10 | 7 |
3 | Hoàng Gia Bách | 3 | 7 | 5 | 8 |
4 | Trần Quốc Huy | 5 | 9 | 6 | 6 |
5 | Nguyễn Thị Vân Anh | 0 | 7 | 1 | 5 |
6 | Lê Thị Ngọc | 6 | 2 | 8 | 7 |
7 | Nguyễn Hoài Thu | 7 | 5 | 9 | 4 |
8 | Phạm Khôi Nguyên | 4 | 7 | 6 | 8 |
- Sau đó điên kết quả vào chỗ chấm ở các ô trong bảng sau và thực hiện các phép tính:
Giá trị (x) | Tần số (n) | Tính tích (x.n) |
|
0 | 2 | 0 | $\overline{X}=\frac{175}{32}= 5,47$ |
1 | 1 | 1 | |
2 | 2 | 4 | |
3 | 2 | 6 | |
4 | 3 | 12 | |
5 | 4 | 20 | |
6 | 5 | 30 | |
7 | 6 | 42 | |
8 | 4 | 32 | |
9 | 2 | 18 | |
10 | 1 | 10 | |
| N = 32 (cộng theo cột dọc) | Tổng: 175 (cộng theo cột dọc) |
c ) Ví dụ Điểm của vận động viên bắn súng A được cho trong Bảng 10 sau:
Điểm số | 7 | 8 | 9 | 10 |
Số lần bắn | 2 | 3 | 10 | 5 |
- Tính điểm trung bình cộng của vận động viên A .
Trả lời:
- Tổng số giá trị N = 2 + 3 + 10 + 5 = 20
- Trung bình cộng của vận động viên A là:
$\overline{X}$ = (7.2 + 8.3 + 9.10 + 10.5) : 20 = 8,9
2 . Thực hiện hoạt động sau
b ) Ví dụ
Ví dụ 1 : Qua Bảng 10 , điểm trung bình mà vận động viên A bắn trúng bia là 8 , 9 .
Ví dụ 2 : Điểm của vận động viên bắn súng B được cho trong Bảng 11 sau :
Điểm số | 7 | 8 | 9 | 10 |
Số lần bắn | 4 | 5 | 6 | 5 |
- Hãy so sánh điểm trung bình cộng bắn súng của hai vận động viên A và B .
Trả lời:
- Tổng số giá trị N = 4 + 5 + 6 + 5 = 20
- Trung bình cộng của vận động viên B là:
$\overline{X}$ = (7.4 + 8.5 + 9.6 + 10.5) : 20 = 8,6
Vậy điểm trung bình cộng bắn súng của vận động viên A lớn hơn vận động viên B.
3 . Thực hiện các hoạt động sau
c ) Ví dụ
Ví dụ 2 : Tìm mốt của dấu hiệu , điểm trung bình cộng của vận động viên bắn súng ( trong Bảng 11 ) .
Trả lời:
- Mốt của điểm bắn súng vận động viên B : MO = 9 (là điểm có tần số lớn nhất)
Bình luận