Giải VNEN toán 7 bài 5: Ôn tập chương III
Giải VNEN toán 7 bài 5: Ôn tập chương III - Sách hướng dẫn học Toán 7 tập 2 trang 22. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải các bài tập trong bài học. Cách giải chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.
C . Hoạt động luyện tập
Thực hiện hoạt động sau
- Điều tra nhanh số người trong gia đình của tất cả các bạn trong lớp và trả lời các câu hỏi :
a ) Dấu hiệu điều tra là gì ?
b ) Có bao nhiêu gia đình ?
c ) Hãy lập bảng tần số ” ;
d ) Tìm mốt ;
e ) Trung bình trong mỗi gia đình có bao nhiêu người ?
Trả lời:
Các em có thể tham khảo cách làm và số liệu như mẫu dưới đây:
Bảng: Số người trong gia đình của mỗi bạn trong một lớp học gồm 40 học sinh:
3 | 4 | 5 | 7 | 5 | 3 | 4 | 6 | 6 | 8 |
4 | 5 | 4 | 3 | 7 | 4 | 4 | 8 | 5 | 6 |
3 | 4 | 3 | 4 | 4 | 3 | 3 | 4 | 5 | 5 |
7 | 5 | 4 | 4 | 3 | 4 | 6 | 6 | 4 | 4 |
a ) Dấu hiệu điều tra là số người trong một gia đình của mỗi học sinh.
b ) Có bao nhiêu gia đình 40 gia đình.
c ) Ta có bảng tần số:
Số người (x) | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
Số gia đình (n) | 8 | 15 | 7 | 5 | 3 | 2 | N = 40 |
d ) Mốt của dấu hiệu MO = 4 (có tần số là 15).
e ) Trung bình trong mỗi gia đình có số người là:
$\overline{X}$ = (3.8 + 4.15 + 5.7 + 6.5 + 7.3 + 8.2) : 40 = 4,65 (người/gia đình)
2 . Trả lời các câu hỏi sau
a ) Thế nào là thu thập số liệu thống kê ?
b ) Nêu các bước để lập một bảng điều tra về một dấu hiệu nào đó ;
c ) Tần số của một giá trị là gì ? Nêu cách để lập bảng tần số .
d ) Bảng “ tần số ” có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu ?
e ) Trình bày cách tính số trung bình cộng của một dấu hiệu và ý nghĩa của số trung bình cộng ;
f ) Cách vẽ một biểu đồ đoạn thẳng , hình chữ nhật như thế nào ?
Trả lời :
a) Thu thập số liệu thống kê là điều tra số liệu về một vấn đề được quan tâm (dấu hiệu điều tra).
b) Các bước để lập bảng điều tra về một dấu hiệu:
- Bước 1: Xác định dấu hiệu (X).
- Bước 2: Xác định giá trị của dấu hiệu (x) và số gia trị của dấu hiệu (N)
- Bước 3: Tìm các giá trị khác nhau và tần số (n) tương ứng với từng giá trị.
c) Tần số là số lần suất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu.
Cách lập bảng tần số: tìm các giá trị khác nhau và tần số tương ứng với mỗi giá trị đó.
d) Bảng tần số giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
e) Cách tính số trung bình cộng của một dấu hiệu:
$\overline{X}$ = (x1.n1 + x2.n2+…+ xk.nk) : N
Ý nghĩa của số trung bình cộng: dùng làm đại diện cho dấu hiệu và dùng để so sánh với những dấu hiệu cùng loại.
f) Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
- Bước 1: Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x. Trục tung biểu điễn tần số n (đọ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).
- Bước 2 : Xác định các điểm có tọa độ là các cặp số.
- Bước 3: Dựng các đoạn thẳng nối từ mỗi điểm đó đến trục hoành sao cho các đoạn thẳng song song với trục tung.
Cách vẽ biểu đồ hình chữ nhật:
Trục tung thường thể hiện giá trị các đại lượng ( đơn vị ) .
- Trục hoành thường thế hiện : các đại lượng , thời gian , đặc điểm , dấu hiệu , . .
- Chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau , chiều cao của các hình chữ nhật phải tương ứng với giá trị của các đại lượng .
- Khoảng cách giữa các hình chữ nhật phải có tỉ lệ tương ứng với các giá trị , ví dụ với thời gian ở trên trục hoành .
- Hình chữ nhật đầu tiên nên vẽ cách truc tung một khoảng cách nhất định để đảm
- bảo tính trực quan của biểu đồ
- Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó .
Bình luận