Đề số 6: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
ĐỀ SỐ 6
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?
- A. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.
- B. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.
- C. Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.
- D. Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.
Câu 2: Dưới đây là bản đồ năm 1590. Nhà Mạc là phần màu gì?
A. Xanh lục
B. Xanh dương
C. Xanh da trời
C. Hồng nhạt
Câu 3: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?
Cả một vùng từ đông sang tây
Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy
Chiến tranh cứ nối tiếp nhau
Tai hoạ thật là cùng cực.
- A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
- B. Trịnh – Nguyễn phân tranh
- C. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh
- D. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi
Câu 4: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:
- A. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- B. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- C. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
- D. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê Sơ.
Câu 2: Em hãy đưa ra một số lí do thuyết phục để phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | A | A |
Tự luận:
Câu 1:
* Những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra ngàng càng quyết liệt.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.
- Năm 1527, vua Lê bị Mạc Đăng Dung ép nhường ngôi.
Câu 2:
* Một số lí do để phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn:
- Đất nước bị chia cắt.
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ .
- Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán, giết hại nhiều người dân vô tội.
Bình luận