Đề số 2: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 4 Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
ĐỀ SỐ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:
- A. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
- B. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
- C. Thay vua Lê nhiếp chính
- D. Về quê quy ẩn
Câu 2: Năm 1545 có sự kiện gì?
- A. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
- B. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
- C. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
- D. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
Câu 3: Hai thế lực Trịnh – Nguyễn lấy gì làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?
- A. Luỹ Thầy
- B. Sông Gianh
- C. Thành Đông Quan
- D. Đèo Hải Vân
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Mạc Đăng Dung?
- A. Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai (Kiến Thụy, Hải Phòng), là cháu bảy đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần).
- B. Là người có sức khoẻ và giỏi võ, thi đỗ lực sĩ và được sung vào đội Túc vệ.
- C. Khi vào triều, ông dần được thăng các chức quan trong triều Lê và được trọng dụng
- D. Đến năm 1527, ông được phong là An Dương Vương.
Câu 5: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?
- A. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.
- B. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.
- C. Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.
- D. Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.
Câu 6: Dưới đây là bản đồ năm 1590. Nhà Mạc là phần màu gì?
- A. Xanh lục
- B. Xanh dương
- C. Xanh da trời
- C. Hồng nhạt
Câu 7: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?
Cả một vùng từ đông sang tây
Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy
Chiến tranh cứ nối tiếp nhau
Tai hoạ thật là cùng cực.
- A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
- B. Trịnh – Nguyễn phân tranh
- C. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh
- D. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi
Câu 8: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:
- A. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- B. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- C. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
- D. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.
Câu 9: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?
- A. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
- B. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
- C. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- D. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.
Câu 10: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?
- A. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
- B. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
- C. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
- D. Vì đây là cục diện mà triều đình vua Lê học tập ở nước ngoài.
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | C | B | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | A | A | D | A |
Bình luận