Đề số 3: Đề kiểm tra hóa học 11 Cánh diều bài 1 Mở đầu về cân bằng hóa học

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Xét cân bằng sau trong một bình kín

CaCO3 (rắn) ⇋ CaO (rắn) + CO2 (khí)  ΔH=178kJ

Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3.

a) Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

b) Khi phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC biến đổi như thê nào? Giải thích.

      +) Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.

      +) Thêm khi CO2 vào.

      +) Tăng dung tích của bình phản ứng lên.

      +) Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.

Câu 2 (4 điểm). Người ta tiến hành phản ứng: PC15 ⇋ PC13 + Cl2 trong một bình kín có dung tích không đổi ở nhiệt độ xác định. Nếu cho vào bình 0,5 mol PCl5 thì áp suất đầu là 1,5 atm. Khi cân bằng được thiết lập, áp suất đo được bằng 1,75 atm

a) Tính độ phân li và áp suất riêng của từng cấu tử.

b) Thiết lập biểu thức liên hệ giữa độ phân li và áp suất chung của hệ.


Câu 1

(6 điểm)

CaCO3(rắn) ⇋ CaO (rắn) + CO2 (khí) ΔH=178kJ

a) Phản ứng thu nhiệt vì ΔH> 0

b) KC = [CO2]

+) Khi giảm nhiệt độ của phản ứng xuống thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều tỏa nhiệt) để đến trạng thái cân bằng mới và ở trạng thái cân bằng mới này thì nồng độ CO2 giảm ⇒ KC giảm 

+) Khi thêm khí CO2 vào ⇒ Nồng độ CO2 tăng ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nhưng ở trạng thái cân bằng mới nồng độ CO2 không thay đổi ⇒ KC không đổi. 

+) Khi tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ Áp suất của hệ giảm (nồng độ CO2 giảm) ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm tăng nồng độ CO2 nhưng chỉ tăng đến khi nồng độ CO2 trước khi dung tích của bình lên thì dừng lại và cân bằng thiết lập ⇒ KC không đổi.

+) Lấy bớt một lượng CaCO3 ra thì hệ cân bằng không chuyển dịch ⇒ KC không đổi.

Câu 2

(4 điểm)

a ,

Cân bằng: PCl5 ⇋ PCl3 + Cl2 (1)

Ban đầu:   x

Phản ứng: αx                     αx     αx

Cân bằng: x(1 – α)             αx     αx

Tổng số mol hỗn hợp khí tại thời điểm cân bằng: n= x(1 + α)

Trong cùng điều kiện nhiệt độ, thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi nên tỉ số mol bằng tỉ lệ áp suất.

Vậy ta có: PSPT = x(1 + α)x = 1,751,5 

⇒ α = 0,167

Áp suất riêng phần của PCl5 : PPCl5 = x(1- α)x(1 + α). P = 1,25 (atm)

Áp suất riêng phần của PCl3 = áp suất riêng phần của Cl2: 

PPCl3 = PCl2 = x.αx(1 + α). P = 0,25 (atm)

b) Theo cân bằng (1) trong hệ có thể tích và nhiệt độ không đổi thì:

PS = PT.(1 + α)


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 CD bài 1 Mở đầu về cân bằng hóa học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 cánh diều, đề thi hóa học 11 cánh diều bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác