Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối bài 12 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (đề trắc nghiệm)

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các dân tộc thiểu số phân bố phần lớn ở:

  • A. Mọi miền đất nước
  • B. Vùng duyên hải, hải đảo
  • C. Miền núi, trung du, cao nguyên
  • D. Đồng bằng

Câu 2: Hình thức họp chợ chủ yếu ở các dân tộc vùng cao như Hmông, Dao, Tày, Nùng, Thái,... là gì?

  • A. Chợ làng, chợ huyện
  • B. Chợ trên sông
  • C. Chợ nổi
  • D. Chợ phiên 

Câu 3: Các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng gì để đi lại?

  • A. Voi, ngựa.
  • B. Xe máy, ô tô
  • C. Máy bay, tàu thuỷ
  • D. Đi bộ

Câu 4: Cồng chiêng là loại nhạc khí của các dân tộc thuộc khu vực nào sau đây ở Việt Nam?: 

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Nam Trung Bộ.

Câu 5: Năm dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ cao xuống thấp là:: 

  • A. Kinh, Tày, Thái, Khơ-me, H’mông.
  • B. Kinh, Tày, Thái, Mường, H’mông.
  • C. Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng 
  • D. Kinh, Tày, Nùng, Mường, H’mông.

Câu 6: Câu nào sau đây đúng về hoạt động nông nghiệp của các dân tộc thiểu số?

  • A. Trước đây, làm nương rẫy theo hình thức du canh, giờ chuyển sang hình thức canh tác định canh.
  • B. Trước đây, chỉ trồng cây ăn quả, giờ trồng theo nhiều loại cây khác: lúa, ngô, cây công nghiệp,…
  • C. Trước đây, sử dụng nhiều loại máy móc để gia tăng năng suất nhưng nay chỉ áp dụng phương pháp truyền thống để quảng bá du lịch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Nhà ở truyền thống của người Kinh thường được bố trí như thế nào?

  • A. Theo cấu trúc tối giản của giới thượng lưu phương Tây, phần để sống thì ở dưới cùng còn sân chơi, vườn, bề bơi thì ở các tầng trên.
  • B. Liên hoàn nhà – sân – vườn – ao
  • C. Theo hình thức bát quát, trong đó nhà ở cung Càn, vườn ở cung Ly,…
  • D. Tự do

Câu 8: Đâu là một loại phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh trên đường bộ?

  • A. Xe đạp
  • B. Xe máy
  • C. Xe ô tô
  • D. Xe ngựa

Câu 9: Trang phục truyền thống của các dân tộc ít người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có điểm gì khác với của các dân tộc ở Tây Bắc?

  • A. Các hoạ tiết đặc sắc và đa dạng hơn.
  • B. Được làm từ chất liệu tổng hợp, có độ chắc chắn cao hơn hẳn.
  • C. Màu sắc, chất liệu và hoa văn đơn giản hơn.
  • D. Có nhiều lớp, nhiều tầng, nhiều hoa văn, thể hiện sự kín đáo hơn.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số?

  • A. Các dân tộc thiểu số học nghề thủ công từ người Kinh, tuy nhiên phải mãi về sau họ mới thuần thục.
  • B. Ở vùng Tây Bắc, ngoài nông nghiệp, người dân còn làm các nghề như dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,... 
  • C. Các dân tộc ở Tây Nguyên như Mông, Gia Rai, Ê-đê phát triển các nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng, làm rượu cần,... 
  • D. Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,...


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

A

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

D

C

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác