Đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối bài 9: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại)

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 Kết nối bài 9 Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

  • A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.
  • B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
  • C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.
  • D. Hin-đu giáo, Công giáo.

Câu 2: “Truyện Kiều” là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ Nôm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 3: Vì sao những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại có giá trị trường tồn?

  • A. Vì chúng hình thành những giá trị văn hoá tinh thần to lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, khu vực,... được trao truyền, bảo tồn đến ngày nay
  • B. Vì chúng tạo nên bức tranh văn hoá thống nhất trong đa dạng,....
  • C. Vì nhiều thành tựu văn hoá vật chất vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay,...
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Các loại chữ viết nhưChăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
  • B. Chữ Hán của người Trung Quốc. 
  • C. Chữ Nôm của người Việt.
  • D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.

Câu 5: Thạp đồng Đông Sơn (Việt Nam) là minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình:

  • A. Bản địa
  • B. Theo phong cách Phật giáo
  • C. Theo phong cách Hồi giáo
  • D. Theo phong cách Nho giáo

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Từ cuối thế kỉ XVIII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á.
  • B. Từ thế kỉ XVI đến XIX là thời kì văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,...
  • C. Tất cả các tôn giáo tồn tại và phát triển ở khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ bên ngoài.
  • D. Rất nhiều tín ngưỡng bản địa đặc sắc của cư dân Đông Nam Á từ thời kì cổ – trung đại vẫn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về tôn giáo của các nước Đông Nam Á thời cổ - trung đại?

  • A. Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII.
  • B. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia hồi giáo: Ma-lắc-ca, A-chê, Giô-hô vào các thể kỉ XV – XVII.
  • C. Đến đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người Tây Ban Nha.
  • D. Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Trung Hoa, đến thế kỉ XIV, Nho giáo đã có một vị thế vững chắc tại tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 8: Đâu không phải là một nhóm tín ngưỡng chính ở Đông Nam Á?

  • A. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
  • B. Tín ngưỡng yêu khoa học
  • C. Tín ngưỡng phồn thực
  • D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.

Câu 9: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

  • A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc. 
  • B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.
  • C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

Câu 10: Câu nào dưới đây không đúng?

  • A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: 1. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII; 2. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV; 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
  • B. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa trong thời kì phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến.
  • C. Văn minh phương Tây ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á từ sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI, đặc biệt từ cuối thế kỉ XVIII khi chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào khu vực này.
  • D. Trước khi tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành nền văn minh bản địa tương đối đặc sắc.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các loại chữ viết như Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
  • B. Chữ Hán của người Trung Quốc. 
  • C. Chữ Nôm của người Việt.
  • D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.

Câu 2: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

  • A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.
  • B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
  • C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.
  • D. Hin-đu giáo, Công giáo

Câu 3: Cơ sở nền tảng cho sự hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại là gì?

  • A. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
  • B. Những chiến thắng vẻ vang trước quân xâm lược phương Bắc
  • C. Các giá trị văn hoá – văn minh bản địa,...
  • D. Cả A và C.

Câu 4: Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ:

  • A. Ấn Độ 
  • B. Trung Quốc.
  • C. Ấn Độ và Trung Quốc.
  • D. Các nước Arập.

Câu 5: “Truyện Kiều” là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ Nôm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển rực rỡ ở giai đoạn nào?

A. Từ thế kỉ IX TCN đến CN

  • B. Từ đầu CN đến thế kỉ VII
  • C. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV
  • D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về tôn giáo của các nước Đông Nam Á thời cổ - trung đại?

  • A. Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII.
  • B. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia hồi giáo: Ma-lắc-ca, A-chê, Giô-hô vào các thể kỉ XV – XVII.
  • C. Đến đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người Tây Ban Nha.
  • D. Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Trung Hoa, đến thế kỉ XIV, Nho giáo đã có một vị thế vững chắc tại tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Từ cuối thế kỉ XVIII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á.
  • B. Từ thế kỉ XVI đến XIX là thời kì văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,...
  • C. Tất cả các tôn giáo tồn tại và phát triển ở khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ bên ngoài.
  • D. Rất nhiều tín ngưỡng bản địa đặc sắc của cư dân Đông Nam Á từ thời kì cổ – trung đại vẫn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.

Câu 9: Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

  • A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.
  • B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.
  • C. Đa số là các công trình Phật giáo.
  • D. Đều được UNESCO ghi danh.

Câu 10: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

  • A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc. 
  • B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.
  • C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Thành tựu về văn tự của các nước Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XVI như thế nào?

Câu 2: Nền văn minh Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước như thế nào?

ĐỀ 2

Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á có tác dụng như thế nào đối với nền văn minh Đông Nam Á?

Câu 2: Nền văn minh Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước như thế nào?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vì sao những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại có giá trị trường tồn?

  • A. Vì chúng hình thành những giá trị văn hoá tinh thần to lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, khu vực,... được trao truyền, bảo tồn đến ngày nay
  • B. Vì chúng tạo nên bức tranh văn hoá thống nhất trong đa dạng,....
  • C. Vì nhiều thành tựu văn hoá vật chất vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay,...
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cơ sở nền tảng cho sự hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại là gì?

  • A. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
  • B. Những chiến thắng vẻ vang trước quân xâm lược phương Bắc
  • C. Các giá trị văn hoá – văn minh bản địa,...
  • D. Cả A và C.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Từ cuối thế kỉ XVIII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á.
  • B. Từ thế kỉ XVI đến XIX là thời kì văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,...
  • C. Tất cả các tôn giáo tồn tại và phát triển ở khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ bên ngoài.
  • D. Rất nhiều tín ngưỡng bản địa đặc sắc của cư dân Đông Nam Á từ thời kì cổ – trung đại vẫn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.

Câu 4: Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

  • A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.
  • B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.
  • C. Đa số là các công trình Phật giáo.
  • D. Đều được UNESCO ghi danh.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu những thành tựu về văn học dân gian, văn học chữ viết ở Đông Nam Á.

Câu 2: Vì sao từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là thời kì suy thoái của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thạp đồng Đông Sơn (Việt Nam) là minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình:

  • A. Bản địa
  • B. Theo phong cách Phật giáo
  • C. Theo phong cách Hồi giáo
  • D. Theo phong cách Nho giáo

Câu 2: Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ:

  • A. Ấn Độ 
  • B. Trung Quốc.
  • C. Ấn Độ và Trung Quốc.
  • D. Các nước Arập.

Câu 3: Nội dung của dòng văn học dân gian Đông Nam Á là gì?

  • A. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người,…
  • B. Phản ánh hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân
  • C. Phản ánh những quan niệm của người dân về thế giới xung quanh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

  • A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc. 
  • B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.
  • C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

Câu 2: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 10 Kết nối bài 9 Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại), đề kiểm tra 15 phút lịch sử 10 kết nối, đề thi lịch sử 10 kết nối bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác