Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 kết nối bài 9 Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại) (đề trắc nghiệm + tự luận)
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vì sao những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại có giá trị trường tồn?
- A. Vì chúng hình thành những giá trị văn hoá tinh thần to lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, khu vực,... được trao truyền, bảo tồn đến ngày nay
- B. Vì chúng tạo nên bức tranh văn hoá thống nhất trong đa dạng,....
- C. Vì nhiều thành tựu văn hoá vật chất vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay,...
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Cơ sở nền tảng cho sự hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại là gì?
- A. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
- B. Những chiến thắng vẻ vang trước quân xâm lược phương Bắc
- C. Các giá trị văn hoá – văn minh bản địa,...
- D. Cả A và C.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Từ cuối thế kỉ XVIII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á.
- B. Từ thế kỉ XVI đến XIX là thời kì văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,...
- C. Tất cả các tôn giáo tồn tại và phát triển ở khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ bên ngoài.
- D. Rất nhiều tín ngưỡng bản địa đặc sắc của cư dân Đông Nam Á từ thời kì cổ – trung đại vẫn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.
Câu 4: Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
- A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.
- B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.
- C. Đa số là các công trình Phật giáo.
- D. Đều được UNESCO ghi danh.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy nêu những thành tựu về văn học dân gian, văn học chữ viết ở Đông Nam Á.
Câu 2: Vì sao từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là thời kì suy thoái của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | D | C | A |
II. Tự luận:
Câu 1:
- Văn học dân gian: Đông Nam Á có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú với nhiều thể loại, như truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ, ...
- Văn học viết: Ở Đông Nam Á ra đời khá muộn. Từ khoảng thế kỉ X – thế kỉ XIII, nhiều nước Đông Nam Á mới xuất hiện nền văn học viết.
Câu 2:
* Tại vì:
- Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
- Chính quyền phong kiến chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là công tác thuỷ lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
Bình luận