I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh tồn tại, phát triển gắn liền với việc gì ở đồng bằng Bắc Bộ?
- A. Đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng
- B. Đắp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn
- C. Nghiên cứu thay thế các giống lúa truyền thống.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, tr. 124)?
- A. Theo dân số.
- B. Theo số lượng tộc người.
- C. Theo địa bàn phân bố
- D. Theo nét văn hoá đặc trưng.
Câu 3: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?
- A. Phân bố đều trên khắp cả nước.
- B. Vùng đồng bằng.
- C. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
- D. Vùng đồng bằng và trung du.
Câu 4: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?
- A. Nông nghiệp.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Nông nghiệp trồng lúa nước.
- D. Công nghiệp và dịch vụ.
Câu 5: Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là:
- A. Dân tộc – tộc người.
- B. Dân tộc – quốc gia.
- C. Dân tộc đa số
- D. Dân tộc thiểu số
Câu 6: 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?
- A. 54 ngữ hệ.
- B. 5 ngữ hệ.
- C. 8 ngữ hệ.
- D. 10 ngữ hệ.
Câu 7: Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?
- A. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
- B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- C. Nhà nửa sàn, nửa trệt.
- D. Nhà nhiều tầng.
Câu 8: Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, tr. 124), ý nào dưới đây không phù hợp?
- A. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.
- B. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.
- C. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.
- D. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp.
Câu 9: Tại sao các dân tộc thiểu số phát triển hoạt động canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếulúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,…?
- A. Vì họ có nhiều kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ của các phương tiện, kĩ thuật hiện đại.
- B. Vì nhà nước hiện nay đang đẩy nhanh đầu tư dàn trải lên các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống.
- C. Vì địa bàn cư trú chủ yếu của họ là các khu vực có địa hình cao, dốc ở trung du, miền núi phía Bắc và Trường Sơn – Tây Nguyên.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
- A. Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người
- B. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc
- C. Nghề gốm và nghề rèn, đúc ra đời muộn nhưng sớm đưa được vào sản xuất ở quy mô lớn, đem lại nguồn thu về kinh tế tương đối.
- D. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Bình luận