Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 kết nối bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

a) Thành phần dân tộc theo dân số

- Khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa: dân tộc- quốc gia và dân tộc- tộc người 

- Có 2 nhóm: dân tộc đa số và thiểu số trong đó dân tộc đa số có 1 dân tộc- dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số gồm 53 dân tộc

b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

 - Khái niệm ngữ hệ: là nhóm ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, những đặc điểu giống nhau về ngữ pháp, hệ từ vựng, thanh điệu, ngữ âm… 

- Mỗi ngữ hệ có thể bao gồm một hay nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau 

- 54 dân tộc ở Việt Nam có 5 ngữ hệ: Nam Á, Thái-Ka đai, Mông- Dao, Nam Đảo, Hán- Tạng.

II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT

a) Một số hoạt động kinh tế chính. 

- Sản xuất nông nghiệp

+ Người Kinh: sản xuất nông nghiệp, đặc biệt canh tác lúa nước là chủ yếu. Bên cạnh đó còn trồng: ngô, khoai, cây củ quả…. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. 

+ Dân tộc thiểu số: canh tác nương rẫy đa canh trên đất dốc, ruông bậc thang hay vùng thung lũng chân núi và khu vực ĐBSCL. 

- Thủ công nghiệp:

+ Người Kinh: làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: gốm, dệt, đan, rè, mộc…. vừa sử dụng vừa xuất khẩu. 

+ Dân tộc thiểu số: Phát triển đa dạng nghề thủ công mang dấnu ấn và bản sắc riêng: dệt, đan, rèn,… 

b) Ăn, mặc, ở

- Người Kinh: ăn cơm, rau, cá… sáng tạo nhiều món ăn tuỳ vùng miền. Trang phục thường ngày gồm áo, quần (váy) kết hợp với các đồ khác và trang sức. Ở trong các ngôi nhà trệt được xây bằng gạch hoặc đắp đất 

- Dân tộc thiểu sổ: ăn giống người Kinh tuy nhiên có sự săn bắt và chăn nuôi, mỗi dân tộc có cách nấu ăn khác nhau. Trang phục được may bằng vải tơ tằm, bông, lanh….. Ở ngôi nhà sàn, nhà trệt hoặc nửa sàn nửa trệt.

c) Đi lại, di chuyển 

- Người Kinh: Di chuyển bằng trâu, bò, ngựa, thuyền bè…. 

- Dân tộc thiểu số: Chủ yếu đi bộ hoặc vận chuyển đồ bằng gùi, sử dụng đồng vật thuần dưỡng

III. ĐỜI SỐNG TINH THẦN

a) Tín ngưỡng, tôn giáo 

- Dù là người Kinh hay người dân tộc thiểu số đều thờ các vị thần, cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc cùng với đó tiếp thu các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin Lành… 

b) Phong tục, tập quán, lễ hội 

- Người Kinh thực hành phong tục liên quan đến: chu kỳ vòng đời, canh tác, thời gian/ thời tiết. Lễ hội người kinh phong phú và đa dạng quy mô từ vùng, quốc gia, quốc tế 

-Dân tộc thiểu số: duy trì phong tục liên quan đến: chu kỳ vòng đời, canh tác và có một số liên quan đến chu kỳ thời gian/thời tiết. Lễ hội chủ yếu liên quan đến tế, cúng, chùa đền, tháp với quy mô ở bản làng và tộc người.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nội dung chính bài Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác