Giải lịch sử 10 kết nối mới bài 3 Vai trò của sử học

Giải bài 3: Vai trò của sử học - Sách lịch sử 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

“Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.” (Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới của UNESCO)

Em hiểu như thế nào về nội dung trên? Theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên? Em đã có những hoạt động nào để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá, thiên nhiên ở địa phương?

Trả lời:

- Nội dung trên được hiểu như sau: Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung

- Vai trò của sử học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là: Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

- Những hoạt động nào để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá, thiên nhiên ở địa phương:

+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Sẵn sàng tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ Tham gia các lễ hội truyền thống.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu 1: Hãy nêu mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

Câu 2. Theo em, các di sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ như thế nào nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị không dựa vào những cơ sở nghiên cứu của Sử học?

Theo em, các di sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ như thế nào nếu trong quá trình bảo tồn...

b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu hỏi: Nêu vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

2. Sử học với sự phát triển du lịch

a. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Câu 1. Khai thác các tư liệu 1, 2, 3, hãy cho biết nội dung phản ánh của từng tư liệu và nêu điểm chung giữa các tư liệu đó.

Khai thác các tư liệu 1, 2, 3, hãy cho biết nội dung phản ánh của từng tư liệu

Câu 2. Từ kết quả trả lời câu 1, hãy cho biết lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đối với du lịch?

b. Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục, hãy cho biết tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hoá.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1. Hãy giải thích vai trò của lịch sử, văn hoá đối với sự phát triển du lịch và vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá thông qua một ví dụ cụ thể.

Câu 2. Địa phương (tỉnh/thành phố) nơi em đang sinh sống và học tập có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo tồn, phát huy tốt hơn giá trị của các di sản đó.

Câu 3. Bài viết thể hiện cảm nghĩ về vấn đề: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?”

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Địa phương em đã làm gì để bảo tồn để phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa/di sản thiên nhiên?

Câu hỏi 2: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”. Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên? Theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại?

Câu hỏi 3: Hãy cho biết công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển?

Câu hỏi 4: Hãy cho biết chất liệu lịch sử - văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó?

Câu hỏi 5: Hãy chứng minh Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải lịch sử 10 kết nôi tri thức, giải lịch sử 10 sách mới, giải lịch sử 10 bài 3 kết nối tri thức, giải bài 3 Vai trò của sử học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác