5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 16

5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 16. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

BÀI 3: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU BÀI HỌC

CH:

“Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.” (Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới của UNESCO)

Em hiểu như thế nào về nội dung trên? Theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên? Em đã có những hoạt động nào để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá, thiên nhiên ở địa phương?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a) Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

CH:

  • Hãy nêu mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

  • Theo em, các di sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ như thế nào nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị không dựa vào những cơ sở nghiên cứu của Sử học?

b) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

CH:

Nêu vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

2. Sử học với sự phát triển du lịch

a) Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

CH:

1. Khai thác các tư liệu 1, 2, 3, hãy cho biết nội dung phản ánh của từng tư liệu và nêu điểm chung giữa các tư liệu đó.

2. Từ kết quả trả lời câu 1, hãy cho biết lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đối với du lịch?

b) Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa

CH:

Dựa vào thông tin trong mục, hãy cho biết tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hoá.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

CH:

Hãy giải thích vai trò của lịch sử, văn hoá đối với sự phát triển du lịch và vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá thông qua một ví dụ cụ thể.

1. Địa phương (tỉnh/thành phố) nơi em đang sinh sống và học tập có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo tồn, phát huy tốt hơn giá trị của các di sản đó.

2. Giả sử có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?”. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài (khoảng 200 từ) thể hiện điểm của em về vấn đề được nêu.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU BÀI HỌC

CH:

- Nội dung trên được hiểu như sau: Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung

- Vai trò của sử học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là: Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

- Những hoạt động nào để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá, thiên nhiên ở địa phương:

+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Sẵn sàng tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ Tham gia các lễ hội truyền thống.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a) Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

CH:

1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,…Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

2. Nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị không dựa vào những cơ sở nghiên cứu của Sử học thì các di sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ làm mất những giá trị ban đầu và sẽ bị thay đổi không còn giữ được những giá trị vốn có của nó.

2. Sử học với sự phát triển du lịch

a) Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

CH:

+ Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,…), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,…) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực  của điều kiện tự nhiên và con người.

+ Loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

CH:

1. Điểm chung của các tư liệu 2,3,4 đề cho thấy những di sản lịch sử văn hóa là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

2. Lịch sử và văn hóa có vai trò đối với du lịch: Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hóa

b) Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa

CH:

+ Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

+ Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản. Đó chính là sự chăm lo và phát huy nguồn lực tối đa của ngành du lịch nói chung và văn hóa nói riêng.

+ Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo và phục dựng di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

CH:

Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:

+ Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn

+ Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

+ Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch. 

Ví dụ cụ thể: một số tour du lịch mới đã được ra đời cũng trên nền tảng của hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng một thời của Quảng Trị mang tên: Du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội; Du lịch tâm linh... Đây là điểm nhấn quan trọng có tính chất khẳng định một thương hiệu du lịch mới được các lữ hành trong nước và quốc tế quan tâm hưởng ứng. Chính vì vậy, Quảng Trị tập trung công tác bảo tồn, phát huy giá trị các giá trị các di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn, thông qua nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân. 

1. Di sản văn hóa ở địa phương và nêu đề xuất bảo tồn:

* Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương:

- Hà Nội: Văn Miếu Quốc tử giám, Hồ Gươm, đền Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long

- Thanh Hóa: Thành nhà Hồ

- Bắc Ninh: Chùa Dâu, đền Sĩ Nhiếp

*Biện pháp để bảo tồn, phát huy tốt hơn giá trị của các di sản:

- Đưa nhiều khách tới các điểm di tích nổi tiếng như Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, di tích nhà tù Hỏa Lò...

- Hình thành hệ thống các điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao.

- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn; nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, làng cổ....

2.  Bài viết thể hiện cảm nghĩ về vấn đề: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?”

Nếu là một người nhìn xa trông rộng và có tầm nhìn em sẽ lựa chọn lợi ích về văn hóa lịch sử. Những giá trị của văn hóa lịch sử càng tồn tại lâu càng đem đến những giá trị lợi ích to lớn về kinh tế. Những lợi ích kinh tế có giá trị trước mắt nhưng về lâu dài khi xây dựng và phát triển kinh tế khiến ta phải phá vỡ và xóa bỏ những giá trị lịch sử văn hóa thì đến lúc ta tìm lại thì đã không còn những lợi ích lịch sử văn hóa và rất khó có thể lấy lại được. Vì thế, chúng ta đừng để những lợi ích trước mắt nhất thời mà làm mất đi những giá trị lâu dài và có lợi ích về sau. Việc bảo tồn trân trọng và phát huy giá trị văn hóa chính là một các phát triển lợi ích về kinh tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 16, giải Lịch sử 10 KNTT trang 16

Bình luận

Giải bài tập những môn khác