5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 11
5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 11. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
Thời đại Hùng Vương ban đầu được biết đến thông qua các truyền thuyết dân gian, qua việc thực hành nghi lễ giỗ Tổ trải bao đời,... Dần dần, nhận thức về thời đại này được nâng lên bởi sự tìm tòi, nghiên cứu của các nhà sử học qua nhiều thời kì khác nhau, đặc biệt nhờ có kết quả nghiên cứu về thời đại Hùng Vương trong hơn nửa thế kỉ qua,... Quan sát các hình ảnh dưới đây, hãy cùng chia sẻ: Điều gì thôi thúc con người luôn muốn tìm hiểu và hướng về cội nguồn? Tìm hiểu về thời đại Hùng Vương nói riêng cũng như về lịch sử dân tộc có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
CH:
1. Khai thác Tư liệu 1 và 2 (tr.12), em rút ra thông tin gì về sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử?
2. Vì sao phải đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?
2. Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử
CH:
Những di tích lịch sử đó được xây dựng từ khi nào? Những ai đã có công xây dựng các công trình đó? Ý nghĩa của các công trình đó là gì?... Hoặc về ngôi trường của em: Trường em được xây dựng từ bao giờ? Tại sao trường em có tên gọi như hiện tại? Trường em có truyền thống nổi bật nào?...
1. Em có thể tìm hiểu và học tập lịch sử qua các hình thức nào? Ở đâu?
2. Từ bài học lịch sử về lòng yêu nước, về tinh thần đoàn kết,... hãy cho biết suy nghĩ của em về một vấn đề thời sự trong nước hoặc thế giới.
3. Sưu tầm, thu nhập, xử lí thông tin sử liệu trong khám phá, học tập lịch sử
CH:
1. Hãy giải thích thế nào là sưu tầm, thu thập và xử lí thông tin sử liệu?
2. Quan sát các hình 6 – 8 và rút ra một số thông tin qua khai thác các sử liệu đó.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống về các bước của công tác chuẩn bị sử liệu (theo gợi ý dưới đây vào vở).
Có ý kiến cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở nhà trường phổ thông. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
- Điều thôi thúc con người luôn muốn tìm hiểu và hướng về cội nguồn đó là những giá trị thiêng liêng gắn bó sâu đậm trong trái tim mỗi người. Đầu tiên, nguồn cội là động lực thúc đẩy ta vươn lên và nỗ lực trong cuộc sống. Gia đình là nơi ta được sinh ra, trưởng thành và nhận được tất cả những tình yêu thương và chăm sóc.
+ Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
+ Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
+ Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
CH:
1. Những thông tin về sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử:
+ Biết được nguồn gốc bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
+ Truyền lại tri thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên mối liên kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc.
2. Cần phải đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời bởi vi:
+ Trong cuộc sống hằng ngày luôn cần phải biết vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, cũng như định hướng cho tương lai.
+ Cho đến nay, nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn còn là bí ẩn, đó là cơ hội thôi thúc những người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá nhằm hoàn chỉnh hơn nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
+ Giúp cho chúng ta hội nhập với thế giới, tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về truyền thống văn hóa của nhân loại, biết cách tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp và bản sắc văn hóa Việt Nam.
+ Tạo nguồn cảm hứng và tạo ý tưởng trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,...đưa chúng ta đến nhiều cơ hội nghề nghiệp mới.
2. Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử
CH:
Trường THPT Chu Văn An tiền thân là Trường Thành Chung Bảo hộ do chính quyền Pháp xây dựng năm 1908. Do trường được xây dựng ở vùng Kẻ Bưởi, trên đất làng Thụy Khuê nên người dân vẫn thường gọi là Trường Bưởi. Qua một số lần đổi tên khác, đến năm 1985, trường được mang tên là Trường THPT Chu Văn An.
Trường THPT Chu Văn An đã trở thành một trong những trường phổ thông lâu đời của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ ngày thành lập, Trường THPT Chu Văn An luôn đạt kết quả cao trong giáo dục và đào tạo.
Chúng ta có thể học tập lịch sử qua rất nhiều hình thức như: Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, di tích hay đơn giản là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,… cũng cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.
Có thể thấy bài học về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết trong Cách mạng Tháng Tám đang được phát huy cao độ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành năng động, sáng tạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự chung sức đồng lòng muôn người như một của cả dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trận chiến “chống dịch như chống giặc”
3. Sưu tầm, thu nhập, xử lí thông tin sử liệu trong khám phá, học tập lịch sử
CH:
1. Khái niệm sưu tầm, thu nhập, xử lí thông tin sử liệu
+ Sưu tầm, thu thập sử liệu: là quá trình lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng tìm hiểu. Các nguồn sử liệu sưu tầm càng đa dạng, đầy đủ thì càng tốt.
+ Xử lí thông tin sử liệu: là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được. Công đoạn này nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị của sử liệu cũng như thông tin mà sử liệu đó phản ánh đối với việc tìm hiểu, khám phá lịch sử.
2. Quan sát các hình 6 – 8 và rút ra một số thông tin qua khai thác các sử liệu đó.
+ Hình 6: Lá đề gắn trên gói úp nóc trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là hiện vật nguyên gốc, được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu ( Ba Đình – Hà Nội) trong địa tầng ổn định, phát lộ cùng với nhiều hiện vật và dấu tích nền móng kiến trúc có niên đại thời Lý, thời Trần thế kỷ XI-XIII.
+ Hình 7: Trang đầu bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố ngày 2-9-1945: Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể thế giới về sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
+ Hình 8: Hình ảnh một tờ tiền của Việt Nam: Tiền 10 nghìn giấy đỏ 1993 Việt Nam được in ấn phát hành lần đầu tiên vào năm 1993. Sau 19 năm lưu hành, ngày 28/09/2012 ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có quyết định số 293/TB-NHNN về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton mệnh giá 10 nghìn giấy 1993.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
Bảng hệ thống
Nhiệm vụ | Các bước thực hiện |
Sưu tầm, thu nhập sử liệu |
|
Xử lí thông tin sử liệu |
|
Quan điểm cho rằng: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên” là sai.
* Giải thích: Việc học tập và khám phá lịch sử không chỉ diễn ra ở trong các lớp học, khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên, mà là học tập, khám phá suốt đời. Bởi vì:
+ Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
+ Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn. Đây chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
+ Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.
+ Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội nhập thành công.
+ Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp mới.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 11, giải Lịch sử 10 KNTT trang 11
Bình luận