5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 90

5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 90. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

BÀI 12: KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU BÀI HỌC

CH:

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đời sống vật chất và tinh thần đa dạng, phong phú. Hình bên giúp em biết điều gì về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được giới thiệu? Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đời sống vật chất

a) Một số hoạt động kinh tế

CH:

Hãy nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam.

1. Kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

2. Cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em hoặc em được biết qua sách, báo, truyền hình. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội?

Trình bày nét chính về hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

b) Ăn, mặc, ở

CH:

1. Trình bày một số nét chính về văn hóa ăn, mặc, ở của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam

2. Nêu một ví dụ về ăn, mặc, ở của người dân ở địa phương em hiện nay.

c) Đi lại, vận chuyển

CH:

Hãy giới thiệu một số nét chính về phương tiện đi lại và vận chuyển của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

2. Đời sống tinh thần

a) Tín ngưỡng, tôn giáo

CH:

Kể tên một số tín ngưỡng tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

b) Phong tục, tập quán, lễ hội

CH:

Kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Luyện tập

CH:

Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam (theo gợi ý dưới đây vào vở). 

Vận dụng

1. Hãy lựa chọn, sưu tầm tư liệu và giới thiệu khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của một dân tộc ở địa phương em (xã hoặc huyện).

2. Theo em, đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân tộc đó trong những năm gần đây có điểm gì nổi bật?

 

 

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU BÀI HỌC

CH:

- Hình bên giúp em biết thêm về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Thái. Người Thái có nhiều kinh nghiệm, đào mương, dựng đập, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi bật của người Thái.

- Một số chia sẻ hiểu biết của em về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung như sau:

* Đời sống vật chất

+ Ăn: lương thực, thực phẩm chính là: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản…. khẩu vị của các dân tộc ở mỗi vùng, miền có sự khác nhau.

+ Mặc: trang phục truyền thống của các tộc người có sự khác biệt nhất định, phù hợp với tập quán và điều kiện sống của từng dân tộc.

+ Ở: nhà ở truyền thống của người Kinh là nhà trệt; các dân tộc thiểu số thường dựng nhà sàn

* Đời số tinh thần

+ Tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán

+ Nghệ thuật

- Một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam:

+ Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Hoạt động canh tác lúa nước gắn liền với việc trị thủy, xây dựng hệ thống thủy lợi như: đắp đê, tạo kênh, mương dẫn vào ruộng.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đời sống vật chất

a) Một số hoạt động kinh tế

CH:

1. Kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:

Người Kinh

- Gốm, dệt, đan rèn, mộc, chạm khắc đúc đồng, kim hoàn, khảm trai.

- Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu.

Các dân tộc thiểu số

- Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

- Nghề dệt và nghề đan ra đời từ rất sớm, phát triển mạnh ở các dân tộc. Nghề gồm, rèn, đúc cũng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn.

- Một số ngành nghề thủ công khác cũng được duy trì như nghề mộc, làm đồ trang sức bằng bạc,...

- Sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

2. Một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương mà em được biết qua sách, báo, truyền hình:

+ Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre

+ Làng Đậu bạc Định Công

+ Làng Nón Chuông

+ Làng sơn mài Hạ Thái – Hà Nội

+ Làng quạt Chàng Sơn

+ Làng gốm Bát Tràng

+ Làng sơn mài Hạ Thái

+ Làng điêu khắc Dư Dụ

- Theo em, vai trò các nghề thủ công trong đời sống kinh tế - xã hội:

+ Sản xuất ra các mặt hàng thủ công phục vụ cho nhu cầu của người dân trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước

+ Tạo công ăn, việc làm cho các lao động tại địa phương

+ Việc gìn giữ và phát triển các nghề thủ công truyền thống cũng góp phần bảo tông và phát triển di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Những nét chính về hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

+ Ngày nay, hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những hoạt động kinh tế chủ đạo của đất nước. Với người Kinh và các dân tộc cư trú ở các vùng đồng bằng, ven biển, các khu trung tâm,... thương nghiệp ngày càng đa dạng, đem lại nguồn thu quan trọng cho các hộ gia đình, cũng như của địa phương và cả quốc gia. Với các dân tộc còn lại, hoạt động thương nghiệp góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống người dân cũng như phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

b) Ăn, mặc, ở

CH:

1. Trình bày một số nét chính về văn hóa ăn, mặc, ở của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:

 

Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Bữa ăn

Gồm cơm, rau, cá; nước uống là nước đun với một số loại lá. Bữa ăn có thể được bổ sung các món chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.

Gồm cơm, tau, cá. Các ăn và chế biến có sự khác nhau giữa các dân tộc, vùng miền.

Trang phục

Áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như mũ, khăn, giày dép. Ưa dùng đồ trang sức như vòng, khuyên tai,...Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và tiếp thu các ảnh hưởng từ cư dân các dân tộc, quốc gia khác trên thế giới.

Được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh.

Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất. Mỗi gia đình có một khuôn viên gồm một vài ngôi nhà. Ngôi nhà chính để cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình. Ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động,...

Chủ yếu ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật, một số dân tộc ở nhà trệt hoặc nửa nhà trệt.

2. Nêu một ví dụ về ăn, mặc, ở của người dân ở địa phương em hiện nay 

- Người Kinh tại Hà Nội

+ Bữa ăn: đa dạng, sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, cách chế biến và thưởng thức mang đậm văn hóa vùng miền.

+ Mặc: mặc âu phục (áo sơ mi, quần âu) khi đi làm và đi học

+ Ở: nhà tầng, các khu chung cư ở đô thị.

c) Đi lại, vận chuyển

CH:

Giới thiệu một số nét chính về phương tiện đi lại, vận chuyển của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:

- Người Kinh:

+ Trước đây, ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, người Kinh còn vận chuyển đi lại các hình thức bằng xe trâu (bò), ngựa, thuyền bè.

+ Hiện nay, vận chuyển giữa các địa phương cũng như trong nước, ngoài nước dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm nhờ việc phát triển các loại hình: xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay,...

- Các dân tộc thiểu số:

+ Chủ yếu đi bộ, vận chuyển đồ bằng gùi.

+ Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật, sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hóa.

2. Đời sống tinh thần

a) Tín ngưỡng, tôn giáo

CH:

Một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam:

Người Kinh

- Tổ chức nhiều nghi lễ cúng tế mong cho con người khỏe mạnh, cây trồng, vật nuôi tốt tươi.

- Duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với cộng đồng, thờ Mẫu, thành hoàng làng.

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,...

- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc: đình, đền, chùa, tháp, nhà thờ,...

- Tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến các tôn giáo: lễ Phật đản, lễ Giáng sinh,...

Các dân tộc thiểu số

- Duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,...

- Đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới: Phật giáo, Công giáo,....

b) Phong tục, tập quán, lễ hội

CH:

 

Phong tục, tập quán

Lễ hội

Người Kinh

- Liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay), chu kì canh tác (xuống đất, cơm mới,...), chu kì thời gian/thời tiết (tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu, tết Trung thu,....).

 

- Sáng tạo và duy trì hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú, gồm lễ hội liên quan đến các tín ngưỡng dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,...

- Quy mô lễ hội khá đa dạng, từ các lễ hội cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.

Các dân tộc thiểu số

- Duy trì phong tục liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay), chu kì canh tác (làm đất, gieo trỉa, thu hoạch,...).

 

- Chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản, tộc người. 

- Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân, dân tộc cư trú tại một vài làng, bản trong khu vực.

- Các lễ hội phổ biến: lễ tế thần, lễ hội cơm mới, đưa thóc vào kho,...

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Luyện tập

CH:

Tiêu chí

Nét chính

Đời sống vật chất

Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Hoạt động kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng, trồng một số cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 

- Gốm, dệt, đan rèn, mộc, chạm khắc đúc đồng, kim hoàn, khảm trai.

- Sản xuất nông nghiệp ở các khu vực có địa hình dốc cao, miền núi.

- Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

Ăn, mặc, ở

- Ăn: Đa dạng, sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, cách chế biến và thưởng thức mang đậm văn hóa vùng miền.

- Mặc: mặc âu phục (áo sơ mi, quần âu).

- Ở: nhà tầng ở nông thôn, các khu chung cư ở đô thị

- Ăn: cơm, tau, cá. Có sự khác nhau giữa các dân tộc, vùng miền.

- Mặc: may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh.

- Ở: nhà sàn nhà trệt hoặc nửa nhà trệt.

Đi lại, vận chuyển

Xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay,...

Đi bộ, vận chuyển đồ bằng gùi, thuần dưỡng súc vật.

Đời sống tinh thần

Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tổ chức nhiều nghi lễ cúng tế, duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với cộng đồng, thờ Mẫu, thành hoàng làng.

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc.

- Duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,...

- Đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

Phong tục, tập quán, lễ hội

- Phong tục, tập quán: Liên quan đến chu kì vòng đời, chu kì canh tác chu kì thời gian/thời tiết.

- Lễ hội: đa dạng, phong phú,

từ các lễ hội cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.

- Phong tục, tập quán: duy trì phong tục liên quan đến chu kì vòng đời, chu kì canh tác.

- Lễ hội: tổ chức với quy mô làng bản, tộc người.

Vận dụng

1. Lựa chọn, sưu tầm tư liệu và giới thiệu khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của một dân tộc ở địa phương em (xã hoặc huyện).

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/18/Emblem_of_Hanoi.svg/100px-Emblem_of_Hanoi.svg.png

Biểu trưng

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/94/Building_with_tiger_cages.jpg/220px-Building_with_tiger_cages.jpg

Nhà tập thể với chuồng cọp phổ biến ở Hà Nội

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/32/My_dinh_stadium.jpg/220px-My_dinh_stadium.jpg

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, từ năm 2003 là sân nhà của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam

Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: Quang cảnh thành phố nhìn từ phía chân cầu Nhật TânKhuê Văn CácTháp RùaLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhKhu phố cổ Hà NộiNhà hát Lớn Hà NộiCột cờ Hà Nội

Các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội đã từng bước góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong khu Phố cổ. Diện mạo khu Phố cổ Hà Nội đã có nhiều đổi thay ngày càng khang trang, sạch đẹp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, góp phần ổn định cho nguồn thu ngân sách quận.

2. Điểm thay đổi nổi bật đời sống vật chất, đời sống tinh thần của địa phương em trong những năm gần đây:

- Địa phương em sinh sống có dân tộc Kinh.

* Đời sống vật chất:

+ Về văn hóa ăn: các món ăn đa dạng, phong phú, kết hợp hài hòa món ăn truyền thống với món ăn hiện đại những vẫn giữ những nét đặc trưng của địa phương, vùng miền.

+ Về văn hóa mặc: bên cạnh các trang phục truyền thống, hiện nay cộng đồng các dân tộc cũng ăn mặc theo hướng đơn giản, thoải mái nhưng vẫn sang trọng, kín đáo, lịch sự.

+ Về văn hóa ở: nhiều kiểu nhà được xây dựng như nhà tầng, nhà hiện đại, nhà trệt, nhà thái, nhà sàn,…

+ Phương tiện đi lại: Xe đạp, máy bay, ô tô, xe máy, tàu thủy,…

* Đời sống tinh thần:

+ Có nhiều hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp với nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Phong trào văn hóa, nghệ thuật quần chúng phát triển.

+ Nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn, có uy tín, chất lượng cao được tổ chức thường niên tại Thủ đô Hà Nội.

+ Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích ngày càng được chú trọng.

+ Ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.

+ Các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện kịp thời.

+ Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chính quyền địa phương chủ động đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời.

+ Nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn, có uy tín, chất lượng cao được tổ chức thường niên tại Thủ đô.

+ Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích ngày càng được chú trọng.

+ Ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.

+ Các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng.

+ Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chính quyền thành phố chủ động đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 90, giải Lịch sử 10 KNTT trang 90

Bình luận

Giải bài tập những môn khác