5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 100
5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 100. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
BÀI 13: KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 256)
Em hiểu thế nào về quan điểm trên? Hãy nêu một số dẫn chứng mà em biết để chứng minh. Theo em, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
CH:
Nêu những nét chính về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
CH:
Nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam.
CH:
Quan sát Hình 2, kết hợp liên hệ thực tế, em hãy nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc sống hiện nay. Kể thêm một số ví dụ khác mà em biết.
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
CH:
Các tư liệu 5, 6 thể hiện điều gì về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
CH:
1. Tóm tắt một số nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước (về kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng).
2. Thông qua sách, báo, truyền hình, internet hoặc quan sát thực tế ở địa phương, em hãy kể tên một số chương trình thể hiện những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
Luyện tập
1. Nêu một số nhận xét của em về quá trình hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
2. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
(Hồ Chí Minh)
Em hiểu như thế nào về quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Lấy những dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho luận giải của em.
Vận dụng
1. Hiện nay, trong danh sách Di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) giới thiệu về một di sản của đồng bào dân tộc thiểu số mà em thích nhất.
2. Nếu trường em hoặc tổ dân phố làng bản nơi em đang sinh sống phát động cuộc thi vẽ tranh hoặc sưu tầm hình ảnh và viết bài tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, em sẽ lựa chọn hình ảnh, bài viết nào? Tại sao?
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
- Theo em, quan điểm trên đã góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống là tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
- Một số dẫn chứng:
+ Nhờ sự đoàn kết giữa nhân dân ta và bộ đội nên đất nước ta đã giành độc lập
+ Thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Trần Nhân Tông, Nguyễn Huệ những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta.
+ Khi nhân dân miền trung, miền Bắc hứng chịu thiên tai, bão lũ, nhân dân cả nước lại đồng lòng tương trợ, giúp đỡ nhau, san sẻ những gánh nặng mà những người gặp nạn phải chịu đựng, giúp đồng bào vượt qua khó khăn, hoạn nạn
- Theo em, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc
+ Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu và cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
+ Thứ hai, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các giai tầng, các giới trong toàn dân tộc.
+ Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở.
+ Thứ tư, tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp. Tích cực phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội làm công tác dân vận.
+ Thứ năm, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
CH:
- Thời kì dựng nước: Đoàn kết dân tộc được hình thành trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên, xây dựng và phát triển những nhà nước đầu tiên.
- Thời kì cổ - trung đại: các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh đoàn kết trong xây dựng và bảo vệt đất nước.
- Thời kì cận - hiện đại: Khối đại đoàn kết dân tộc từng bước được xây dựng thành công, đưa các mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Đặc biệt là khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.
CH:
- Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. Khối đại đoàn kết dân tộc cũng có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của nhà nước đó trong nhiều thế kỉ.
- Khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược dưới sự lãnh đạo của Thục Phán – An Dương Vương (cuối thế kỉ III, đầu thế kỉ II TCN), dẫn tới sự hình thành Nhà nước Âu Lạc.
- Từ đó về sau, mỗi khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
CH:
- Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc sống hiện nay:
+ Là cơ sở để phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn, ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
+ Là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh.
- Một số ví dụ khác mà em biết:
+ Tổ chức cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”.
+ Có những chính sách mới đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc, vùng đồng bào tôn giáo.
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
CH:
- Những từ ngữ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc trong các Tư liệu 5, 6:
+ Đoàn kết dân tộc không phân biệt giống nói, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
+ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc với 3 nguyên tắc: đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng nhau cùng phát triển.
CH:
1. Một số nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Kinh tế | Văn hóa | Xã hội | An ninh quốc phòng |
Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, dân tộc. | Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc. | Thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc. | Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. |
2. Một số chương trình thể hiện những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: Chương trình An sinh xã hội (VTV1); Chương trình phát thanh Dân tộc phát triển, Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam, Sắc màu dân tộc Việt Nam, Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam (VOV4),...
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
Luyện tập
1. Nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành và phát triển từ truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam.
2.
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người muốn gửi đến quốc dân đồng bào thông điệp về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự. Thấy rõ vai trò quan trọng của đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Theo Bác, để giải phóng một dân tộc cũng như để xây dựng một chế độ mới đều cần huy động sức mạnh toàn dân. Đoàn kết toàn dân vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng và là mục tiêu đấu tranh trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
- Dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho luận giải: Câu nói này của Bác đã được minh chứng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đứng trước kẻ thù có sức mạnh lớn hơn ta gấp nhiều lần cả về tài lực và vật lực, hai quốc gia có trang bị vũ khí tân tiến hàng đầu thế giới. Nếu so sánh như vậy thì quân và dân ta sẽ không có phần thắng trong tay. Nhưng trước lời kêu gọi toàn dân kháng chiến cả Bác cùng với lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc ngoại xâm thì quân và dân ta đã anh dũng đứng lên tạo nên những chiến thắng vang rộn năm châu và giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước. Nếu có đường lối đúng đắn nhưng lòng dân không vững vàng, thiếu sự đoàn kết thì có tạo nên sức mạnh phi thường ấy không? Khi thời chiến sức mạnh tinh thần đoàn kết được đề cao và trong thời bình cũng vậy. Chiến tranh qua đi nhưng nó để lại trên từng mảnh đất của quê hương những tàn tích, những đau thương mất mát. Khi ấy tinh thần đoàn kết không những không đi xuống mà còn nâng lên một tầm mới. Đó là đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau để khắc phục hậu quả của chiến tranh, để xoa dịu những nỗi đau và gầy dựng đất nước.
Vận dụng
1. Nghệ thuật xòe Thái là hình thức kết nối ước vọng của con người với thế giới thần linh, xòe lâu nay đã là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái. Xòe phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Thái gồm thế giới ở trên trời, ở mặt đất và của thần linh, thể hiện ước vọng của con người, cầu mong sự trợ giúp, phù hộ của thần linh có một cuộc sống no đủ, bình an. Nhiều điệu nhảy trong múa Xòe mô phỏng những bước đi của cha ông, khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước, tung khăn, mời rượu…, tất cả đều diễn tả sinh động thực tế cuộc sống, thể hiện những ước mơ, khát vọng của người Thái Tây Bắc. Các thành viên cộng đồng chia sẻ trách nhiệm và đóng vai trò khác nhau trong tổ chức một cuộc Xòe. Trong các nghi lễ có múa Xòe như Kin Pang Then, Xên Lẩu Nó, Hết Chá, thầy cúng thực hiện các nghi lễ, hát, đệm tính tẩu và hướng dẫn cho các con nuôi làm đồ lễ, mâm cúng, múa tạ ơn và mừng thần linh. Thầy cúng truyền dạy cho thành viên trong gia đình, bản hội và chọn người kế nghiệp. Nghệ thuật Xòe Thái là sinh hoạt văn hóa đặc sắc, biểu trưng cho đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở nước ta.
2. Em sẽ lựa chọn hình ảnh dưới đây vì: trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, sự chung tay, san sẻ, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách càng trở nên đáng quý hơn bao giờ hết. Sự chung tay, đồng lòng của mỗi tổ chức, cá nhân đã cho thấy tầm quan trọng của “thế trận lòng dân," củng cố thêm sức mạnh, nguồn lực chống dịch của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, vẽ nên bức tranh đẹp về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng chống dịch, chăm lo đời sống nhân dân tại TP Hồ Chí Minh trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội
Hội Chữ thập đỏ từ tỉnh Bình Dương phối hợp Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương và các đơn vị tổ chức phiên chợ “0 đồng” lần thứ 31 và tặng quà cho 500 công nhân
Các y, bác sỹ lan tỏa thông điệp cả nước chung tay quyết tâm chống dịch COVID-19.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 100, giải Lịch sử 10 KNTT trang 100
Bình luận