5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 86
5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 86. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
BÀI 11: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
Trên đất nước Việt Nam hiện nay có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Quan sát hình bên, em có thể kể được tên của những dân tộc nào? Dân tộc nào là dân tộc đa số, dân tộc nào là dân tộc thiểu số? Các dân tộc đó thuộc những ngữ hệ nào?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Thành phần dân tộc theo dân số
CH:
Dựa vào các tư liệu 1,2 (tr.87), hãy cho biết các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm. Hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm.
2. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
CH:
Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ và mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
Lập bảng thống kê thành phần dân tộc theo ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ (theo gợi ý dưới đây vào vở)
1. Ở địa phương em (xã/huyện/tỉnh) có những dân tộc nào sinh sống? Các dân tộc đó thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ nào?
2. Theo em, việc có nhiều dân tộc thuộc các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ khác nhau cùng sinh sống trong một địa phương tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương đó? Nêu ví dụ cụ thể.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
- Quan sát hình bên, em có thể kể tên những dân tộc sau:
+ Dân tộc Thái
+ Dân tộc Nùng
+ Dân tộc Tày
- Ở nước ta, chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số cả nước, còn lại 53 dân tộc được xếp vào nhóm dân tộc thiểu số.
- 54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơ me, Nam Đảo, Tạng Miến, Hán, Ka Đai
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Thành phần dân tộc theo dân số
CH:
- Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm: dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
+ Dân tộc đa số: là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân cả nước, theo điều tra dân số cả nước.
+ Dân tộc thiểu số: là dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó:
+ Dân tộc đa số: Kinh.
+ Dân tộc thiểu số: Ơ đu, Brau, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Ngái, Cống, Bố Y,...
2. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
CH:
- Ở Việt Nam có 5 ngữ hệ/ 8 nhóm ngôn ngữ.
- Tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó:
+ Ngữ hệ Nam Á/Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Môn - Khơ-me.
+ Ngữ hệ Thái - Ka - đai/ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Ka-đai.
+ Ngữ hệ Mông - Dao/ Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.
+ Ngữ hệ Nam Đảo/Nhóm ngôn ngữ Ma-lay-ô - Pô-li-nê-dê.
+ Ngữ hệ Hán - Tạng/Nhóm ngôn ngữ Hán (Hoa), Tạng - Miến.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
Dân tộc | Ngữ hệ | Nhóm ngôn ngữ |
Kinh (Việt), Mường, Thổ, Chứt | Nam Á | Việt - Mường |
Khơ Mú, Xinh Min, Mảng, Kháng, Ơ Đu; Bru Vân Kiều; Tà Ôi; Cơ Tu; Giẻ Triêng; Co; Hrê; Brâu; Rơ Măm; Ba Na; Xơ Đăng; M nông, Cơ Ho, Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, Khơ-me | Môn - Khơ me | |
Tày, Thái, Nùng, Giáy,Lào, Lự, Sán Chay; Bố Y | Thái - Kađai | Tày – Thái |
La Chí, La ha, Cơ Lao, Pu Péo | Kađai | |
Mông, Dao, Pà Thèn. | Mông - Dao | Mông – Dao |
Chăm, Gia Rai; Ê Đê; Chu Ru; Raglai | Nam Đảo | Malayô – Pôlinêdi |
Hoa/ Hán; Sán Dìu; Ngái | Hán - Tạng | Hán (hay Hoa) |
Hà Nhì; Phù Lá; La Hủ; Lô Lô; Cống; Si La | Tạng - Miến |
1. Địa phương em sinh sống có dân tộc Kinh.
- Ngữ hệ: Nam Á
- Nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường
2. Theo em, việc có nhiều dân tộc thuộc các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ khác nhau cùng sinh sống trong một địa phương tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương:
Thuận lợi | - Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng thể hiện: ngôn ngữ, truyền thống, trang phục,....làm cho nền văn hoá nước ta thêm phong phú và giàu bản sắc. - Đặc biệt là dân tộc Kinh nguồn lực dồi dào là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành. Góp phần phát triển kinh tế và xã hội - Thu hút khách du lịch ngoài nước với bản sắc của mỗi dân tộc. Là cơ sở phát triển ngành du lịch ở nước ta. |
Khó khăn | - Sự đa dạng ngôn ngữ của 54 anh em dân tộc đã xuất hiện rào cản về ngôn ngữ giao tiếp. - Xuất hiện sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa dân tộc ít người và dân tộc Việt về cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng. - Khu vực dân tộc ít người còn thiếu kém và gặp rất nhiều khó khăn so với dân tộc Việt. - Dễ xảy ra xung đột khi chia sẻ nguồn tài nguyên hợp tác phát triển |
Ví dụ cụ thể:
Đắk Lắk ngày nay là địa bàn giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc anh em và có nhiều nhóm địa phương. Tỉnh Đắk Lắk có 44 nhóm đồng bào dân tộc, chiếm khoảng 32% trong tổng số dân toàn tỉnh là 1.734 triệu người. Trong đó Êđê, M’nông và J’rai là các tộc người tại chỗ hay tộc người địa phương chính, còn các tộc người khác di cư đến trong 30 năm qua như người Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái và Mông. Phần lớn các tộc người còn giữ lại di sản văn hóa riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ đời sống văn hóa Cao Nguyên Việt Nam, hay còn gọi là Tây Nguyên. Tuy các tộc người không cư trú thành những vùng riêng, hay cùng một nhóm ngôn ngữ và thuộc ngữ hệ chung nhưng các dòng họ vẫn sống tập trung tại các địa phương địa bàn nhất định, luôn giúp đỡ và bổ trợ cho nhau.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 86, giải Lịch sử 10 KNTT trang 86
Bình luận