Đề kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 11 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam (Đề trắc nghiệm số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 Kết nối bài 11 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nội dung chính trong bài:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hình thức họp chợ chủ yếu ở các dân tộc vùng cao như Hmông, Dao, Tày, Nùng, Thái,... là gì?
- A. Chợ làng, chợ huyện
- B. Chợ trên sông
- C. Chợ nổi
- D. Chợ phiên
Câu 2: Các dân tộc thiểu số phân bố phần lớn ở:
- A. Mọi miền đất nước
- B. Vùng duyên hải, hải đảo
- C. Miền núi, trung du, cao nguyên
- D. Đồng bằng
Câu 3: Đâu không một nghề thủ công mà người Kinh đã phát triển từ sớm?
- A. Gốm
- B. Dệt
- C. Chuyển phát thư từ
- D. Rèn sắt
Câu 4: Ngữ hệ là gì?
- A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.
- B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.
- C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.
- D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.
Câu 5: Các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng gì để đi lại?
- A. Voi, ngựa.
- B. Xe máy, ô tô
- C. Máy bay, tàu thuỷ
- D. Đi bộ
Câu 6: Tín ngưỡng nào tín ngưỡng quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Kinh?
- A. Thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề
- B. Thờ cúng tổ tiên
- C. Thờ Thổ công, Táo quân, ông Địa
- D. Chúa Jesus
Câu 7: Đâu không phải một tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số?
- A. Thờ cúng tổ tiên
- B. Thờ nhiều vị thần tự nhiên theo thuyết “vạn vật hữu linh”
- C. Thờ các vị thần nông nghiệp
- D. Thờ Khổng tử
Câu 8: Với quá trình đô thị hoá, hình thức nào có tính chất gần với chợ truyền thống?
- A. Siêu thị, trung tâm thương mại
- B. Trường học, viện nghiên cứu
- C. Trung tâm tài chính
- D. Công ty xuất bản sách
Câu 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là:
- A. Trồng trọt, chăn nuôi
- B. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng sản lượng trồng trọt của miền núi hơn đồng bằng.
- C. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng sản lượng chăn nuôi của miền núi hơn đồng bằng.
- D. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số?
- A. Các dân tộc thiểu số học nghề thủ công từ người Kinh, tuy nhiên phải mãi về sau họ mới thuần thục.
- B. Ở vùng Tây Bắc, ngoài nông nghiệp, người dân còn làm các nghề như dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...
- C. Các dân tộc ở Tây Nguyên như Mông, Gia Rai, Ê-đê phát triển các nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng, làm rượu cần,...
- D. Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,...
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | C | C | C | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | D | A | D | A |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối bài 11 Các dân tộc trên đất nước, kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 11 Các dân tộc trên đất nước, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối
Bình luận