Đề kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (Đề trắc nghiệm số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 Kết nối bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?
- A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.
- B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước....
- C. Dự báo về tương lai của đắt nước, nhân loại,...
- D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
Câu 2: Nhận thức lịch sử là gì?
- A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.
- B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.
- C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.
- D. Là những lễ hội lịch sử — văn hoá được phục dựng.
Câu 3: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?
- A. Sử liệu truyền miệng.
- B. Sử liệu hiện vật.
- C. Sử liệu chữ viết.
- D. Sử liệu gốc.
Câu 4: Sử liệu được phân chia theo nhiều cách, gồm:
- A. Căn cứ vào hình thức, đặc điểm.
- B. Căn cứ vào niên đại, tính chất.
- C. Căn cứ vào hình thức, tính chất.
- D. Căn cứ vào đặc điểm, niên đại.
Câu 5: Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu:
- A. Thống kê danh mục sử liệu, sưu tầm sử liệu.
- B. Sưu tầm sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.
- C. Thống kê danh mục sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.
- D. Sưu tầm sử liệu đọc sử liệu.
Câu 6: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
- A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
- B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
- C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
- D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 7: Hai phương pháp lịch sử và logic giống nhau điểm nào?
- A. Tính trừ tượng, tính quy luật, hướng vận động và phát triển.
- B. Mối quan hệ tác động qua lại của sự vật đối với các nhận tố khác.
- C. Chung mục tiêu là tái hiện, khắc hoặc bức tranh chân thực của quá khứ.
- D. Quá trình phát triển từ thấp đến cao.
Câu 8: Phát biểu nào không đúng về phương pháp sử học?
- A. Phương pháp logic giúp ta nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
- B. Phướng pháp liên ngành là sử dựng kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
- C. Phương pháp đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữ các sự kiện diễn ra khác mốc thời gian.
- D. Phướng pháp lịch sử nghiên cứu sự vật hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó.
Câu 9: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?
- A. Hình ảnh của em ở trong gương
- B. Cái gương.
- C. Sự vật xung quanh.
- D. Máy ảnh.
Câu 10: Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
- A. Khách quan.
- B. Trung thực.
- C. Khách quan, trung thực.
- D. Nhân văn, tiến bộ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | B | D | C | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | C | A | C |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch, kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối
Bình luận