5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 6
5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 6. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Cây cầu này là một hiện vật lịch sử, đồng thời cũng gắn liền với nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Hãy chia sẻ một số sự kiện lịch sử liên quan cây cầu này mà em biết. Theo em, việc tìm hiểu về cây cầu Long Biên, về những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào? Ngành khoa học đó có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ là gì? Những kết quả nghiên cứu về quá khứ lịch sử có phản ánh đầy đủ những sự kiện đã từng diễn ra không?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Lịch sử là gì?
CH:
Trình bày khái niệm lịch sử.
Dựa vào Tư liệu 1 (tr.7), hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện lịch sử được con người nhận thức?
Khai thác Tư liệu 2, hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia. Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?
2. Sử học là gì?
a, Khái niệm sử học, đối tượng nghiên cứu của Sử học
CH:
Sử học là gì?
Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học.
b, Chức năng, nhiệm vụ của Sử học
CH: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
So sánh điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Nêu một số ví dụ về hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (theo gợi ý sau vào vở).
CH:
Em hoặc một nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/ cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với các bạn cùng lớp (tên cuốn truyện/ cuốn sách, tác giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,…). Điều gì ở cuốn truyện / cuốn sách đó khiến em thích nhất?
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH: Một số sự kiện lịch sử liên quan đến Cầu Long Biên: cây cầu đã chứng kiến những dấu mốc quan trọng nhất của dân tộc hai cuộc kháng chiến lớn nhất của dân tộc: chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
+ Năm 1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cây cầu đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác
+ Vào tháng 10/1954, Hà Nội ngập trong biển cờ hoa mừng ngày giải phóng thủ đô, cầu Long Biên cũng đứng đó và chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc.
- Theo em, việc tìm hiểu về cây cầu Long Biên, về những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học xã hội, nghiên cứu về quá khứ hay còn gọi là Lịch sử hoặc Sử học.
+ Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người, cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
+ Chức năng của sử học:
Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
+ Nhiệm vụ của sử học:
Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…
- Những kết quả nghiên cứu về quá khứ lịch sử không phản ánh đầy đủ những sự kiện đã từng diễn ra. Lịch sử là quá khứ nhưng không bao giờ lịch sử ôm trọn quá khứ. Công việc của nhà nghiên cứu lịch sử là phục chế lại quá khứ, gợi lại một thời đại đã qua bằng các dữ liệu lịch sử. Quá khứ là dữ kiện lịch sử không thể làm lại đúng như thực tế của nó, cho dù nhà sử học phân tích, hệ thống hóa các cứ liệu một cách tỉ mỉ nhất. Trong công trình lịch sử của nhà sử học, sự thật hay sự kiện lịch sử chỉ có thể “phục chế” lại, đối tượng của sử học đã bị thời gian nuốt mất.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Lịch sử là gì?
CH:
1. Khái niệm lịch sử: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.
2. Dựa vào Tư liệu 1 (tr.7)
3.
- Hình thể hiện hiện thực lịch sử là: hình 2 và hình 3
- Hình ảnh thể hiện lịch sử được con người nhận thức là: hình 4
Giống nhau | Khác nhau |
- Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. - Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ph. Ma-gien-lăng (chỉ huy đoàn thủy thủ), La-pu-la-pu (thủ lĩnh địa phương). | Hình 5: - Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược. Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-líp-pin. |
Hình 6: - Ph.Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí. - Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại: lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. |
+ Lí do có sự khác nhau đó là: những người tìm hiểu, nghiên cứu về sự kiện lịch sử có thái độ, thế giới quan, nhận thức và mục đích khác nhau.
2. Sử học là gì?
a, Khái niệm sử học, đối tượng nghiên cứu của Sử học
CH:
1. Khái niệm Sử học: là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người
2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
b, Chức năng, nhiệm vụ của Sử học
CH:
Chức năng của Sử học:
+ Khoa học:
Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Xã hội:
Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
+ Nhiệm vụ của Sử học:
* Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
* Giáo dục:
- Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau.
- Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…
* Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,… Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,…
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
CH:
So sánh | Hiện thực lịch sử | Lịch sử được con người nhận thức |
Giống nhau | Liên quan đến lịch sử, những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhận thức về những gì đã diễn ra trong quá khứ. | |
Khác nhau | - Hiện thực lịch sử chỉ có một và không hề thay đổi. - Diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, độc lập ngoài ý muốn của con người. - Mang tính khách quan, độc lập với nhận thức của con người không có hiện thức lịch sử sẽ không có nhận thức lịch sử.
| - Là những hiểu biết của con người về lịch sử hiện thực, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau. - Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú. - Nhận thức lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Làm thế nào để nhận thức đúng về hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của các nhà sử học và khoa học lịch sử.
|
Ví dụ | Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. => Ở ví dụ này ta có thể thấy sự kiện này được diễn ra trong quá khứ và đây hoàn toàn là sự thật. Ta không thể thay đổi được sự thật này. | Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự “ăn may”. => Ở ví dụ này ta có thể thấy được nhiều quan điểm khác nhau về cùng một sự kiện lịch sử. Họ có thể có những cái nhìn và cách hiểu khác nhau về sự kiện lịch sử này. |
CH:
Tên cuốn sách | Việt Nam Sử Lược |
Tác giả | Trần Kim Trọng |
Năm ra đời | Cuốn sách được biên soạn năm 1919, xuất bản năm 1920 |
Nội dung | Đây là cuốn sách sử Việt đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc). |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 6, giải Lịch sử 10 KNTT trang 6
Bình luận