5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 73
5 phút giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 73. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
BÀI 10: VĂN MINH ĐẠI VIỆT
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trong kỉ nguyên đất nước độc lập và phát triển theo mô hình quân chủ trung ương tập quyền, nền văn minh Đại Việt đã được hình thành và phát triển. Hình bên là một di tích quan trọng trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) – một trong những biểu tượng nổi tiếng của văn minh Đại Việt. Theo em, nền văn minh Đại Việt đã được hình thành, phát triển thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với lịch sử dân tộc? Hãy chia sẻ về một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh này mà em biết.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm và cơ sở hình thành
a) Cơ sở hình thành
CH:
1. Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt?
2. Hãy trình bày cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Quá trình phát triển
CH:
Hãy nêu khái quát quá trình phát triển văn minh Đại Việt qua các triều đại.
3. Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt
a) Chính trị
CH:
Nêu thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt
b) Kinh tế
CH:
1. Nêu một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt
2. Kể tên một số làng nghề thủ công thời kì này còn tồn tại đến ngày nay.
c) Tư tưởng và tôn giáo
CH:
Hãy cho biết một số nét nổi bật về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
d) Giáo dục và khoa cử
CH:
1. Nền giáo dục, khoa cử Đại Việt có điểm gì nổi bật?
2. Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử?
e) Chữ viết và văn học
CH:
Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt.
g) Nghệ thuật
CH:
1. Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt. Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
2. Nêu nhận xét về nghệ thuật của văn minh Đại Việt
h) Khoa học và nghệ thuật
CH:
Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu nhất
4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam
CH:
Hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Luyện tập
CH:
1. Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt (theo gợi ý dưới đây vào vở).
2. Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Vận dụng
CH:
1. Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành
tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay?
2. Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm (tổ) cùng sưu tầm tư liệu và xây dựng một bài thuyết trình (bài viết, sơ đồ) rồi trình bày trước lớp.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
CH:
- Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt với lịch sử dân tộc:
+ Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tạo dựng bản sắc riêng để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách, vững bước vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.
- Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mà em biết:
+ Đặc trưng là nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã.
+ Nổi tiếng với các nghề dệt, gốm sứ, luyện kim.
+ Có các cơ quan chuyên chế đề điều.
+ Đúc các loại tiền kim loại riêng.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm và cơ sở hình thành
a) Cơ sở hình thành
CH:
1. Khái niệm: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập của Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
+ Có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc.
+ Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.
+ Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hóa, kĩ thuật.
- Cơ sở quan trọng nhất là nền văn minh Đại Việt có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Bởi vì đây là cơ sở gốc rễ, nền tảng để văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển vững chắc.
2. Quá trình phát triển
CH:
Ngô - Đinh - Tiền Lê
| - Sau 938: Ngô Quyền xưng vương sau chiến thắng Bạch Đằng, nền độc lập dân tộc được khôi phục hoàn toàn. - Triều Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), kinh tế và văn hóa dân tộc bước đầu phát triển. |
Lý - Trần - Hồ
| - 1010: Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long, mở ra thời kì phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt. - 1407-1427: Nhà Minh thực hiện chính sách hủy diệt văn minh Đại Việt |
Lê Sơ | - Năm 1428: Nhà Lê Sơ được thành lập, Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực ĐNA. Văn minh Đai Việt đạt được những thành tựu rực rỡ. |
Mạc - Lê Trung Hưng | - 1527: Văn minh Đại Việt có xu thế hướng ngoại. - Thời Lê Trung Hưng: Văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng dân gian hóa và bước đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây. |
Tây Sơn - Nguyễn
| - Cuối TK XVIII: phong trào Tây Sơn bùng nổ và lan rộng, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, tạo nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. - 1802: Nhà Nguyễn thành lập, quốc gia thống nhất. Văn minh Đại Việt nổi bật là tính thống nhất. |
3. Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt
a) Chính trị
CH:
- Thiết chế chính trị:
+ Các vương triều Đinh - Tiền Lê đã tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. Thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê sơ.
+ Trong quá trình phát triển, các triều đại quân chủ đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách Hồ Quý Ly, cải cách Lê Thánh Tông, cải cách Minh Mạng.
- Pháp luật: Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật. Các bộ luật như Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần,...là những thành tựu lập pháp tiêu biểu.
b) Kinh tế
CH:
1. Một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt
- Nông nghiệp:
+ Nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt. Các triều đại đều chú trọng phát triển nông nghiệp.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác được tiến hành thường xuyên. Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ.
- Thủ công nghiệp:
+ Nhiều nghề thủ công phát triển (dệt, gốm sứ, luyện kim).
+ Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình: tiền, vũ, khi, trang phục,...
+ Một số làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công có trình độ cao.
- Thương nghiệp: Bắt đầu từ thời Tiền Lê (thế kỉ X), các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng.
2. Một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay:
- Bát Tràng (Hà Nội)
- Chu Đậu (Hải Dương)
- Phù Lãng (Bắc Ninh).
c) Tư tưởng và tôn giáo
CH:
- Tín ngưỡng dân gian:
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì.
+ Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ được đưa vào cung đình từ thời Lý, phát triển dưới hình thức nghi lễ nhằm giữ đạo trung với vua, quốc gia.
+ Từ TK XVI, đạo Mẫu trở thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo.
+ Việc thờ thành hoàng làng tại đình, đền miếu ở các làng xã ngày càng phổ biến.
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo:
Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.
Nhà Lý là triều đại đầu tiên chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại.
Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
+ Phật giáo:
Được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên. Trung tâm nổi tiếng là chùa Dâu (Bắc Ninh).
Phật giáo hòa quyện với tín ngưỡng bản địa, phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân gian.
+ Đạo giáo:
Có vị trí nhất định trong xã hội.
Các triều đại cho xây dựng một số đạo quán: Khai Nguyên, Trấn Vũ, Bích Câu,...
d) Giáo dục và khoa cử
CH:
1. Nền giáo dục, khoa cử Đại Việt có điểm nổi bật:
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, điểm nổi bật của nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt:
+ Nền giáo dục, khoa cử bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. Từ thời Lê Sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt.
+ Nhiều người đỗ đạt, làm quan, trở thành các nhà văn hóa lớn của dân tộc như: Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi,...
+ Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử.
2. Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử bởi vì;
- Giáo dục phát triển góp phần nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của nhân dân
- Thông qua giáo dục, khoa cử có thể bồi dưỡng và lựa chọn ra những người hiền tài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
- Phát triển giáo dục và khoa cử cũng đồng thời là chính sách để góp phần bảo vệ chế độ chính trị, sự ổn định của trật tự xã hội.
- Mặt khác, việc phát triển giáo dục và khoa cử cũng góp phần giúp đất nước Đại Việt lưu giữ, truyền đạt tri thức, văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
e) Chữ viết và văn học
CH:
- Chữ viết:
+ Chữ Hán là văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản hành chính nhà nước, trong giáo dục và khoa cử Đại Việt.
+ Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ thế TK XIII.
+ Từ đầu TK XVI, cùng với sự du nhập của Công giáo, chữ Quốc ngữ đã xuất hiện và dần hoàn thiện.
- Văn học:
+ Phong phú, đa dạng, gồm 2 bộ phận: văn học dân gian, văn học viết.
+ Được lưu truyền và bổ sung qua thời gian gồm các thể loại: truyền thuyết, sử thi, cổ tích,...phản ánh đời sống xã hội, đúc kết kinh nghiệm răn dạy.
+ Văn học viết sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán, Nôm gồm các thể loại: thơ, phú, hịch,...
g) Nghệ thuật
CH:
1. Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt:
+ Kiến trúc: Các kinh đô: Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Huế. Bên cạnh đó là rất nhiều công trình kiến trúc: chùa, tháp, đền, đình, miếu,...được xây dựng ở khắp cả nước.
+ Điêu khắc: phát triển, đạt đến trình độ cao, thể hiện qua những tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng.
+ Tranh dân gian: gồm hai loại chính là tranh thờ và tranh chơi Tết.
+ Nghệ thuật biểu diễn: rất đa dạng về thể loại, gồm biểu diễn cung đình và biểu diễn dân gian.
- Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất là nghệ thuật biểu diễn ca trù.
+ Hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hát cửa đình) xuất hiện từ khoảng thế kỉ XV trong cung đình, dần lan tỏa và phổ biến trong đời sống dân gian.
+ Hiện tại, nghệ thuật ca trù không chỉ dành riêng cho nữ giới mà nó đã phát triển một cách bình đẳng để mọi người cùng tham gia theo đuổi vì từ xưa nam giới chỉ chơi đàn, gõ trống phụ họa cho lời hát là chính. Nam giới (kép đàn) ngày nay cũng có thể vừa diễn tấu đàn vừa hát thay ca nương hoặc thay vào đó là một nữ nhạc công đệm đàn, gọi là "đàn nương".
+ Ca trù mặc dù đã được khôi phục lại nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong quảng bá, bảo tồn, do có một sự đứt gãy trong quá khứ, được cho là mang tính bác học khó hát, các nhạc cụ đàn đáy hay trống đế cũng không dễ chơi, khán giả trẻ tuổi thường không hiểu ý nghĩa của ca từ trong các bài hát (mang tính chất của chủ nghĩa yếm thế - khuyển nho, ca ngợi một cuộc sống đức hạnh hòa hợp với thiên nhiên,...)...
2. Nhận xét về nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại:
- Đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực (kiến trúc, điêu khắc, tranh dân gian, nghệ thuật biểu diễn).
- Thể hiện nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc.
- Những thành tựu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, được bảo tồn, lưu giữ.
h) Khoa học và nghệ thuật
CH:
- Một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật:
+ Sử học: được nhà nước và nhân dân quan tâm nhiều công trình được biên soạn qua các thời kì khác nhau.
+ Địa lí: xuất hiện nhiều công trình địa chí ghi chép về ranh giới, núi sông, địa danh, phong tục,...của đất nước và các địa phương.
+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
+ Quân sự: đạt được nhiều thành tựu quan trọng về lí luận, kĩ thuật quân sự.
+ Y học: tiêu biểu là các danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông.
- Lựa chọn và giới thiệu về thành tựu Y Học (danh y Hải Thượng Lãn Ông):
+ Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc.
+ Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: Hà Nội có phố Lãn Ông (từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc); thành phố Uông Bí (từ phố Tuệ Tĩnh đến phố Hữu Nghị), thành phố Hồ Chí Minh (từ đường Võ Văn Kiệt đến Học Lạc),...
+ Ông được ca ngợi bởi tấm lòng nhân ái của mình, hết lòng quan tâm, giúp đỡ các bệnh nhân.
+ Tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép Học viện Quân y Việt Nam có thêm tên mới là Trường Đại học Y - Dược Lê Hữu Trác để sử dụng trong giao dịch dân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và điều trị. Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác cũng thuộc Học viện Quân y.
4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam
CH:
- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
+ Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ của nhân dân. Người Việt Nam không ngừng nỗ lực, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài.
+ Những thành tựu chứng minh sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng, để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách, bước vào kỉ nguyên hội nhập.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Luyện tập
CH:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu | Ý nghĩa, giá trị |
Chính trị | Tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. | Thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê sơ. |
Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật. | Các bộ luật như Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần,... | |
Kinh tế | Nông nghiệp lúa nước, khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. | Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ. |
Nhiều nghề thủ công phát triển. | Sản xuất các mặt hàng thủ công có trình độ cao. Một số làng nghề thủ công vẫn được duy trì đến ngày nay. | |
Các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng. | Buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước. | |
Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo | Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo du nhập. | Trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, hòa quyện với tín ngưỡng bản địa. |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì. | Ngày nay, một số tín ngưỡng truyền thống vẫn được duy trì. | |
Giáo dục, khoa cử | Bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. Từ thời Lê Sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt. Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử. | Nhiều người đỗ đạt, làm quan, trở thành các nhà văn hóa lớn của dân tộc. |
Chữ viết và văn học | Chữ Hán là văn tự chính thức. Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ thế TK XIII. | Có chữ viết riêng, thể hiện bản sắc riêng. |
Văn học phong phú, đa dạng, gồm 2 bộ phận: văn học dân gian, văn học viết. | Được lưu truyền và bổ sung qua thời gian, phản ánh đời sống xã hội. | |
Nghệ thuật | Phát triển, đạt đến trình độ cao, thể hiện qua những tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng, các công trình kiến trúc,… | Nhiều công trình kiến trúc: chùa, tháp, đền, đình, miếu,...được xây dựng ở khắp cả nước. Các loại hình nghệ thuật dân gian (cả trù, hát văn,…) còn được lưu giữ. |
2. Đồng ý với ý kiến Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Bởi vì, Văn minh Đại Việt phát triển trên tất cả các lĩnh vực (thiết chế chính trị, kinh tế, chữ viết, văn học, KHKT, nghệ thuật,...), đạt được nhiều thành tựu. Có sự tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng vẫn phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, giữ gìn và mang đậm bản sắc dân tộc.
Vận dụng
CH:
1. Để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay mỗi cá nhân cần:
- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.
- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.
- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.
- Không ngừng nâng cao dân trí. Nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.
2. Chữ Nôm thuộc lĩnh vực: Giáo dục và văn hóa
Chữ Nôm còn được gọi là Chữ Hán Nôm. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời Nhà Hồ ở thế kỷ 14 và Nhà Tây Sơn ở thế kỷ 18, xuất hiện khuynh hướng dùng chữ Nôm trong văn thư hành chính[2][3]. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ. Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt. Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hóa dân tộc, giai đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất. Xuất hiện những thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát và truyện thơ luật Đường, đây là những thể loại sử dụng ngôn ngữ thi ca dân tộc.
Bốn trang đầu của sách Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca dùng chữ Nôm để học chữ Nho
Truyện Nôm Phan Trần, ấn bản Nhâm dần (1902) triều Thành Thái
Ba câu lục bát đầu của Truyện Kiều
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải Lịch sử 10 kết nối tri thức trang 73, giải Lịch sử 10 KNTT trang 73
Bình luận