Dễ hiểu giải lịch sử 10 kết nối bài 10: Văn minh Đại Việt
Giải dễ hiểu bài 10: Văn minh Đại Việt. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 12. VĂN MINH ĐẠI VIỆT (P1)
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Em đã tìm hiểu về các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, trong kỉ nguyên đất nước độc lập và phát triển theo mô hình quân chủ trung ương tập quyền, nền văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển. Hãy chia sẻ một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mà em biết. Nền văn minh Đại Việt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
Giải nhanh:
Là nền tảng để đạt được những thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vững bước vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.
1. Khái niệm và cơ sở hình thành
a. Khái niệm văn minh Đại Việt
Câu 1: Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại việt?
Giải nhanh:
Sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập của Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
b. Cơ sở hình thành
Câu 1: Hãy phân tích cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất. Vì sao?
Giải nhanh:
Cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Đây là cơ sở gốc rễ để văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển vững chắc.
2. Tiến trình phát triển
Câu 1: Hãy nêu khái quát tiến trình phát triển văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian.
Giải nhanh:
Ngô - Đinh - Tiền Lê => Lý - Trần - Hồ => Lê Sơ => Mạc - Lê Trung Hưng => Tây Sơn - Nguyễn:
3. Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt
Câu 1: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt.
Giải nhanh:
Cải cách Hồ Quý Ly; xây dựng các bộ luật như Hình thư, Hình luật…
Câu 2: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt.
Giải nhanh:
- Nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã là một trong những đặc trưng của văn minh Đại Việt.
- Nhiều nghề thủ công phát triển (dệt, gốm sứ, luyện kim).
- Bắt đầu từ thời Tiền Lê (thế kỉ X), các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng.
Câu 3: Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay.
Giải nhanh:
Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Phù Lãng (Bắc Ninh).
Câu 4: Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
Giải nhanh:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ. Phật giáo phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân gian. Đạo giáo có vị trí nhất định trong xã hội.
Câu 5: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm gì nổi bật?
Giải nhanh:
Tổ chức đều đặn và quy củ hơn; chính sách khuyến khích giáo dục và khoa cử.
Câu 6: Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử?
Giải nhanh:
Nhân tài là tinh hoa của đất nước, là nguyên khí của quốc gia.
Câu 7: Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt.
Giải nhanh:
- Chữ Hán là văn tự chính thức; chữ Nôm được sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ thế TK XIII. Từ đầu TK XVI, chữ Quốc ngữ đã xuất hiện và dần hoàn thiện.
- Văn học: Phong phú, đa dạng, gồm 2 bộ phận: văn học dân gian, văn học viết.
Câu 8: Nêu nhận xét về nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại.
Giải nhanh:
Đạt được nhiều thành tựu, thể hiện nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc.
Câu 9: Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt. Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
Giải nhanh:
- Kiến trúc đa dạng (kiến trúc cung đình, tôn giáo, dân gian); điêu khắc phát triển, đạt đến trình độ cao. Hội hoạ thể hiện quyền uy, niềm tin tâm linh
- Biểu diễn ca trù vì đây là loại hình âm nhạc dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam
Câu 10: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học, kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất.
Giải nhanh:
- Sử học: được biên soạn qua các thời kì khác nhau.
- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Hải Thượng Lãn Ông là một danh y lỗi lạc, người đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền y học Việt Nam. Ông được xem là người đã đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm y học của ông vẫn được sử dụng cho đến ngày nay và là nguồn tài liệu quý báu cho các thế hệ học trò y học. Ông xứng đáng được ghi danh vào sử sách và được tôn vinh là "Bậc y thánh của Việt Nam".
BÀI 12. VĂN MINH ĐẠI VIỆT (P2)
4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam
Câu 1: Em hãy nêu nhận xét về một số ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt.
Giải nhanh:
- Ưu điểm: Có tinh thần cố kết cộng đồng.
- Nhược điểm: Bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế.
Câu 2: Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
Giải nhanh:
Tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý sau:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu | Ý nghĩa, giá trị |
|
|
|
Giải nhanh:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu | Ý nghĩa, giá trị |
Chính trị | Tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. | Thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê sơ. |
Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật. | Các bộ luật như Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần,... | |
Kinh tế | Nông nghiệp lúa nước, khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. | Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ. |
Nhiều nghề thủ công phát triển. | Sản xuất các mặt hàng thủ công có trình độ cao. | |
Các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng. | Buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước. | |
Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo | Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo du nhập. | Trở thành hệ tư tưởng chính thống |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì. | một số tín ngưỡng truyền thống vẫn được duy trì. | |
Giáo dục, khoa cử | tổ chức đều đặn và quy củ hơn, có chính sách khuyến khích giáo dục và khoa cử. | Nhiều người đỗ đạt, làm quan, trở thành các nhà văn hóa lớn của dân tộc. |
Chữ viết và văn học | Chữ Hán là văn tự chính thức. Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ thế TK XIII. | Có chữ viết riêng, thể hiện bản sắc riêng. |
Văn học phong phú, đa dạng, gồm 2 bộ phận: văn học dân gian, văn học viết. | Được lưu truyền và bổ sung qua thời gian, phản ảnh đời sống xã hội. | |
Nghệ thuật | Phát triển, đạt đến trình độ cao | Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng ở khắp cả nước. Các loại hình nghệ thuật dân gian (cả trù, hát văn,…) còn được lưu giữ. |
Câu 2: Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Giải nhanh:
Kế thừa: Nông nghiệp lúa nước, làng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Nho giáo
Tiếp thu: mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc; Phật giáo; chữ Hán
Câu 3: Có ý kiến cho rằng, văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Giải nhanh:
Đồng ý. Có sự tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng vẫn phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
VẬN DỤNG
Câu 1: Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay?
Giải nhanh:
Đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội; phát huy phong tục, tập quán truyền
Câu 2: Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm, tổ và xây dựng bài thuyết trình rồi trình bày trước lớp.
Giải nhanh:
Tranh dân gian là một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam, phản ánh giá trị tinh thần, tín ngưỡng và phong tục tập quán của người dân. Tranh dân gian bao gồm tranh thờ, tranh Tết, tranh lịch sử, tranh sinh hoạt. Tranh dân gian thường có bố cục đơn giản, với những đường nét và màu sắc mạnh mẽ, dễ nhận biết. Các hình ảnh trong tranh thường mang tính tượng trưng, thể hiện những quan niệm tâm linh, tín ngưỡng và giá trị văn hóa của người Việt. Tranh dân gian được vẽ trên nhiều loại vật liệu khác nhau, phổ biến nhất là giấy dó, màu tự nhiên và mực tàu. Tranh dân gian là một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ cao, thể hiện sự sáng tạo và tài hoa của người Việt.
Bình luận