Dễ hiểu giải lịch sử 10 kết nối bài 6: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại
Giải dễ hiểu bài 6: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nội dung chính trong bài:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Em có biết vào thời điểm năm 2021, để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay sẽ mất khoảng gần 2 giờ, bằng tàu hỏa (loại có tốc độ cao nhất) mất khoảng 30 giờ, còn đi xe đạp có thể mất tới gần 1000 giờ, ... Như vậy nếu không có những phương tiện giao thông hiện đại thì con người sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để di chuyển giữa các vùng. Tàu hòa, ô-tô, tàu thủy, máy bay là một số thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Vậy các cuộc cách mạng công nghiệp đó diễn ra trong bối cảnh nào và có những thành tựu gì nổi bật? Những thành tựu ấy có ý nghĩa và tác động gì đối với thế giới?
Giải nhanh:
A – Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
+ Năm 1733, Giôn Cay sáng tạo ra con thoi bay
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni
B – Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
+ Phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
+ Những khám phá về điện
+ Phát minh ra động cơ đốt
C – Ý nghĩa và tác động của cách mạng công nghiệp
- Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động,...
- Hình thành 2 giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê.
- Chuyển biến lớn lao trong đời sống văn hoá.
+ Ô nhiễm môi trường
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,...
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a. Bối cảnh lịch sử
Câu 1: Trong các Hình 2, 3, 4 và thông tin trong mục a, em hãy trình bày bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.
Giải nhanh:
- Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
- Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào.
- Hiện tượng "rào đất cướp ruộng" đã bổ sung lực lượng lao động cho các nhà máy xí nghiệp.
- Sự phát triển ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hóa ngành này.
Câu 2: Theo em, tại sao cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
Giải nhanh:
Anh có nhiều điều kiện, bối cảnh thuận lợi để thực hiện cách mạng công nghiệp.
b. Những thành tựu cơ bản
Câu 1: Em hãy nêu những phát minh và sáng chế cơ bản ở nước Anh và một số nước châu Âu, Bắc Mỹ khác trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Giải nhanh:
Sự xuất hiện của "Con thoi bay", máy dệt chạy bằng hơi nước, luyện quặng theo phương pháp "pút đinh" (Hen-ri Cót)...
Câu 2: Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Giải nhanh:
Máy hơi nước vì tạo nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a. Bối cảnh lịch sử
Câu 1: Em hãy cho biết: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?
Giải nhanh:
- Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học,....đạt được nhiều thành tựu
b. Những thành tựu cơ bản
Câu 1: Trình bày bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ 2.
Giải nhanh:
- Diễn ra từ nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- Dựa trên những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Các nước tư bản châu ÂU, Bắc Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp.
Câu 2: Nêu một số thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Giải nhanh:
Phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới, động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện, động cơ đốt
3. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa và phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.
Giải nhanh:
Hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân phong phú, đa dạng hơn, ô nhiễm môi trường
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy trình bày một số thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trên trục thời gian.
Giải nhanh:
- Năm 1733: Phát minh ra "Con thoi bay" (Giôn-cay).
- Năm 1764: Phát minh ra Máy kéo sợi Gien-ni (Giêm Ha-Gri-vơ).
- Năm 1769: Phát minh Máy kéo sợi chạy bằng sức nước (Ri-chác Ác-rai-nơ).
- Năm 1784: Phát minh ra máy hơi nước (Giêm-oát); Lò luyện quặng theo phương pháp "pút-dinh" (Hen-ri-cót).
- Năm 1785: Phát minh ra máy dệt chạy bằng hơi nước (Ét-mơn Các-rai).
- Năm 1804: Phát minh ra đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (Ri-chác Tơ-re-vi-thích).
- Năm 1856: Phát minh ra phương pháp lò cao trong trong luyện kiem (Hen-ri Bê-sê-mê).
- Năm 1876: Phát minh ra điện thoại (A-lếch-xan Gra-ham Beo).
- Năm 1897: Phát minh ra máy vô tuyến (Mác-cô-ni).
- Năm 1903: Phát minh ra máy bay (anh em nhà Rai).
- Năm 1908: Phát minh ra xe hơi Mô-đen T (Công ti Pho Mô-tô).
Câu 2: Lựa chọn và giới thiệu một thành tựu mà em cho là tiêu biểu nhất.
Giải nhanh:
James Hargreaves nổi tiếng với phát minh ra máy kéo sợi Jenny năm 1764. Năm 1733, một công nhân dệt, xuất thân là thợ chữa đồng hồ đã cải tiến chiếc thoi dệt, phát minh "thoi nhanh", Hargreves rất nhanh nắm vững kỹ thuật xe sợi, và hiểu kỹ càng nguyên lý làm việc và cơ cấu của máy xe sợi. Từ đó Hargreves cải tiến máy sao cho vợ có thể hoàn thành định mức chủ xưởng dệt đòi hỏi, khỏi bị phạt, bị trừ tiền công.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: "Một số thành tựu của cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa đến tác động tiêu cực, thậm chí là gây ra các thảm họa cho nhân loại". Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Giải nhanh:
Đồng ý vì có những tác động tiêu cực luôn hiện hữu song song với những tích cực
VẬN DỤNG
Câu 1: Thường ngày, em sử dụng thiết bị nào dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?
Giải nhanh:
Kinh tế kém phát triển, cuộc sống con người trở nên lạc hậu, kém phong phú. Không có sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận