Đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối bài 10: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 Kết nối bài 10 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?

  • A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
  • B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
  • C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.
  • D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.

Câu 2: Óc Eo là tên gọi của:

  • A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
  • B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
  • C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
  • D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

Câu 3: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

  • A. Văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Văn hoá Đông Sơn 
  • C. Văn hoá Óc Eo.
  • D. Văn hoá Đồng Nai.

Câu 4: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?

  • A. Thành Cổ Loa.
  • B. Tháp Bà Pô Na-ga.
  • C. Cảng thị Óc Eo.
  • D. Tháp Phổ Minh.

Câu 5: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là:

  • A. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Lạc dân. 
  • B. Vua – Vương công, quý tộc – Bồ chính.
  • C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bộ chính.
  • D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng.

Câu 6: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:

  • A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua. 
  • B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
  • C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc. 
  • D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Về tín ngưỡng thì có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
  • B. Về nghệ thuật, các cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.
  • C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
  • D. Về hội hoạ, tuy chưa có nhiều công cụ nhưng hội hoạ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nổi bật là tranh thuỷ mặc.

Câu 8: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

  • A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
  • B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
  • C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
  • D. Kinh tế vườn – ao – chuồng.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?

  • A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
  • C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.
  • D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công

Câu 10: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đơn giản nhưng có tính chuyên chế, tập quyền cao.
  • B. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đất nước Việt Nam.
  • C. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ là cơm, rau, cá,... Nhà ở chủ yếu là nhà sản.
  • D. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

  • A. Văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Văn hoá Đông Sơn 
  • C. Văn hoá Óc Eo.
  • D. Văn hoá Đồng Nai.

Câu 2: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Phạn.
  • B. Chữ Hán.
  • C. Chữ La-tinh.
  • D. Chữ Nôm.

Câu 3: Óc Eo là tên gọi của:

  • A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
  • B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
  • C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
  • D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

Câu 4: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?

  • A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ. 
  • B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
  • C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ. 
  • D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.

Câu 5: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo
  • B. Hin-đu giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Về tín ngưỡng thì có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
  • B. Về nghệ thuật, các cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.
  • C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
  • D. Về hội hoạ, tuy chưa có nhiều công cụ nhưng hội hoạ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nổi bật là tranh thuỷ mặc.

Câu 7: Trà Kiệu (Quảng Nam) là:

  • A. Kinh đô của Chăm-pa
  • B. Thương cảng của Phù Nam
  • C. Tu viện lớn của Đông Nam Á thời cổ đại
  • D. Đơn vị hành chính cấp địa phương của Nhà nước Văn Lang

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Đất đai màu mỡ.
  • B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
  • D. Khoáng sản phong phú.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?

  • A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
  • C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.
  • D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công

Câu 10: Nền văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn nào nếu xét theo đơn vị hành chính ngày nay?

  • A. Các tỉnh miền Bắc và một phần phía nam Trung Quốc.
  • B. Các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
  • C. Các tỉnh Tây Nguyên và một phần Campuchia
  • D. Các tỉnh phía Nam

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy trình bày thành tựu về đời sống tinh thần của cư dân Chăm-pa.

Câu 2: Hãy giới thiệu về một thành tựu mà em ấn tượng nhất.

ĐỀ 2

Câu 1: Hãy trình bày điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Câu 2: Em hãy cho biết: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở xã hội nào?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo
  • B. Hin-đu giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Óc Eo là tên gọi của:

  • A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
  • B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
  • C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
  • D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

Câu 3: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

  • A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
  • B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
  • C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
  • D. Kinh tế vườn – ao – chuồng.

Câu 4: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ nào?

  • A. Văn Lang và Âu Lạc.
  • B. Chăm-pa và Phù Nam.
  • C. Văn Lang và Phù Nam.
  • D. Văn Lang và Chăm-pa.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Điều kiện dân cư tác động đến việc hình thành văn minh Chăm-pa như thế nào?

Câu 2: Nêu nhận xét chung về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Trống đồng Ngọc Lũ.
  • B. Tượng Phật Đồng Dương.
  • C. Phù điêu Khương Mỹ.
  • D. Tiền đồng Óc Eo.

Câu 2: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo
  • B. Hin-đu giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ý nào sau đây đúng về trang phục của người Việt cổ?

  • A. Phụ nữ mặc bikini, đàn ông dưới mặc quần thể thao, trên ở trần.
  • B. Phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đàn ông mặc một loại áo dài như phụ nữ nhưng đã được cách điệu để phù hợp với nam
  • C. Phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Khu vực hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
  • B. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Sa Huỳnh.
  • C. Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng.
  • D. Nhà nước Văn Lang xuất hiện các ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Điều kiện tự nhiên tác động đến việc hình thành văn minh Chăm-pa như thế nào?

Câu 2: Nêu nhận xét chung về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 10 Kết nối bài 10 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 10 kết nối, đề thi lịch sử 10 kết nối bài 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác