Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 kết nối bài 10 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (đề trắc nghiệm + tự luận)

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Trống đồng Ngọc Lũ.
  • B. Tượng Phật Đồng Dương.
  • C. Phù điêu Khương Mỹ.
  • D. Tiền đồng Óc Eo.

Câu 2: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo
  • B. Hin-đu giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ý nào sau đây đúng về trang phục của người Việt cổ?

  • A. Phụ nữ mặc bikini, đàn ông dưới mặc quần thể thao, trên ở trần.
  • B. Phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đàn ông mặc một loại áo dài như phụ nữ nhưng đã được cách điệu để phù hợp với nam
  • C. Phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Khu vực hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
  • B. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Sa Huỳnh.
  • C. Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng.
  • D. Nhà nước Văn Lang xuất hiện các ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Điều kiện tự nhiên tác động đến việc hình thành văn minh Chăm-pa như thế nào?

Câu 2: Nêu nhận xét chung về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.


I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

C

B

II. Tự luận:

Câu 1:

- Văn minh Cham-pa được hình thành trên vùng duyên hải và một phản cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.

- Những cánh đồng màu mờ ven sông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

- Đường bờ biển dài, Vương quốc Chăm-pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Câu 2:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc phong phú, đặc sắc và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta.

+ Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hoà quyện với nhau trong con người Lạc Việt, tạo nên tính cộng đồng sâu sắc.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác