Đề kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (Đề trắc nghiệm và tự luận 2)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 Kết nối bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (Đề trắc nghiệm và tự luận 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ" (Et-uôt Ha-ét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?

  • A. Phản ánh lịch sử là gì.
  • B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.
  • C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
  • D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

 

Câu 2: Khai thác Tư liệu 3 (tr.8), điểm giống nhau trong nội dung 2 tấm bia là:

  • A. Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
  • B. Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu.
  • C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
  • D. Cả 2 phương án trên đều sai.

 

Câu 3: Hai phương pháp lịch sử và logic giống nhau điểm nào?

  • A. Tính trừu tượng, tính quy luật, hướng vận động và phát triển.
  • B. Mối quan hệ tác động qua lại của sự vật đối với các nhân tố khác.
  • C. Chung mục tiêu là tái hiện, khắc hoặc bức tranh chân thực của quá khứ.
  • D. Quá trình phát triển từ thấp đến cao.

 

Câu 4:  Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?

  • A. Hình ảnh của em ở trong gương
  • B. Cái gương.
  • C. Sự vật xung quanh.
  • D. Máy ảnh.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày nguồn sử liệu của Sử học.

Câu 2: G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng"Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCCA

Tự luận:

Câu 1:

- Nguồn sử liệu sơ cấp: Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện.

- Nguồn sử liệu thứ cấp: Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.

Câu 2:

Quan điểm trên của nhà sử học người Đức có thể hiểu là tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối vì hiện thực lịch sử là độc lập và khác quan nhưng nhận thức lịch sử lại mang lại tính chủ quan của con người khi nghiên cứu.

Mỗi người sẽ có một quan điểm, một cách tiếp cận hiện thực lịch sử khác nhau.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch, kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác