Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 kết nối bài 10 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (đề trắc nghiệm + tự luận)

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo
  • B. Hin-đu giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Óc Eo là tên gọi của:

  • A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
  • B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
  • C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
  • D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

Câu 3: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

  • A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
  • B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
  • C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
  • D. Kinh tế vườn – ao – chuồng.

Câu 4: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ nào?

  • A. Văn Lang và Âu Lạc.
  • B. Chăm-pa và Phù Nam.
  • C. Văn Lang và Phù Nam.
  • D. Văn Lang và Chăm-pa.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Điều kiện dân cư tác động đến việc hình thành văn minh Chăm-pa như thế nào?

Câu 2: Nêu nhận xét chung về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.


I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

A

II. Tự luận:

Câu 1:

- Cư dân bản địa sinh sống lâu dài ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam.

- Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nổi tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

- Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.

Câu 2:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc phong phú, đặc sắc và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta.

+ Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hoà quyện với nhau trong con người Lạc Việt, tạo nên tính cộng đồng sâu sắc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác