Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối bài 13 Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (đề trắc nghiệm)
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, tr. 124)?
- A. Theo dân số.
- B. Theo số lượng tộc người.
- C. Theo địa bàn phân bố
- D. Theo nét văn hoá đặc trưng.
Câu 2: Dân tộc nào là dân tộc đa số ở Việt Nam?
- A. Kinh.
- B. Tày.
- C. Thái.
- D. Mường.
Câu 3: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?
- A. Phân bố đều trên khắp cả nước.
- B. Vùng đồng bằng.
- C. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
- D. Vùng đồng bằng và trung du.
Câu 4: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh tồn tại, phát triển gắn liền với việc gì ở đồng bằng Bắc Bộ?
- A. Đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng
- B. Đắp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn
- C. Nghiên cứu thay thế các giống lúa truyền thống.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Khái niệm “dân tộc Việt Nam" thuộc nghĩa khái niệm nào?
- A. Dân tộc – tộc người
- B. Dân tộc – quốc gia.
- C. Dân tộc đa số.
- D. Dân tộc thiểu số.
Câu 6: Trước đây, thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu ăn gì?
- A. Cơm với thịt các loài vật săn bắn được như: thịt hổ, thịt sư tử, thịt lợn rừng, thị đại bàng,…
- B. Cơm với rau, cá
- C. Mì với rau, đậu đỗ, ít khi có cá, thịt
- D. Mì với thịt gà, thịt thỏ rừng
Câu 7: Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, tr. 124), ý nào dưới đây không phù hợp?
- A. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.
- B. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.
- C. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.
- D. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp.
Câu 8: Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc - tộc người ở Việt Nam?
- A. Theo dân số và địa bàn phân bố.
- B. Theo dân số và theo ngữ hệ.
- C. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố.
- D. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.
Câu 9: Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điềm gì khác so với các dân tộc thiểu số?
- A. Người Kinh làm nhiều nghề thủ công khác nhau.
- B. Nghề gốm, nghề rèn, đúc,.. ra đời sớm nhưng ít phổ biến.
- C. Tạo ra sản phẩm của các ngành nghề rất tinh xảo.
- D. Sản phẩm rất đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
- A. Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người
- B. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc
- C. Nghề gốm và nghề rèn, đúc ra đời muộn nhưng sớm đưa được vào sản xuất ở quy mô lớn, đem lại nguồn thu về kinh tế tương đối.
- D. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | A | B | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | D | B | D | C |
Bình luận