Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

* Thời kì thứ nhất:

- Giai đoạn có những chuyển biển quan trọng (từ TK XVI đến TK XIX).

- Gắn với quá trình suy yếu của các vương triểu phong kiến và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. 

* Thời kì thứ hai:

- Giai đoạn phát triển rực rỡ (từ TK VII đến cuối TK XV).

- Gắn với sự hình thanh và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến.

* Thời kì thứ ba:

- Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển (từ những TK trước và đầu Công nguyên đến TK VII).

-  Gắn với sự hình thành và phát triển các quốc gia đầu tiên. 

II. TÌM HIỂU MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

a) Tín ngưỡng, tôn giáo

* Tín ngưỡng: 

- Trước khi tiếp xúc với các thành tựu văn minh bên ngoài, trong đời sống cư dân Đông Nam Á đã tồn tại nhiều tín ngưỡng bản địa với ba nhóm chính.

+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: các hiện tượng tự nhiên gần với cuộc sống, nông nghiệp trồng lúa nước,...

+ Tín ngưỡng phồn thực: các hiện tượng để duy trì và phát triển sự sống.

+ Tín ngưỡng sùng bái con người: thờ cúng tổ tiên, người đã khuất.

- Các tín ngưỡng đó thể hiện dưới nhiều hình thức, nghi lễ, lễ hội khác nhau.

* Tôn giáo

- Trước khi tiếp xúc với các nền văn minh từ bên ngoài, các cư dân Đông Nam Á có đời sống văn hóa khá cao. Do sự tiếp xúc, giao thương và quá trình xâm lược, văn minh Ấn Độ, Trung Hoa và phương Tây đã xâm nhập và ảnh hưởng, phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á, nhất là về tôn giáo. 

- Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo (phổ biến nhất là Phật giáo, Hồi giáo và Công giáo), mỗi tôn giáo có thời điểm du nhập và quá trình phát triển khác nhau nhưng cùng tồn tại, phát triển một cách hòa bình. 

b) Chữ viết và văn học

* Chữ viết:

- Trước khi có chữ viết riêng sử dụng các chữ viết vổ của Ấn Độ (chữ Phạn, chữ Pa-li) và Trung Quốc (chữ Hán).

- Dần dần đã sáng tao ra hệ thống chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, chữ Nôm của người Việt,…

* Văn học:

- Trước khi có chữ viết riêng, cư dân đã sáng tạo ra nền văn học dân gian phong phú, đa dạng. 

- Trên nền tảng chữ viết riêng đã sáng tạo ra nền văn học viết mang tính dân tộc cao, đa dạng về thể loại, trong đó có những tác phẩm có giá trị trường tồn, còn được lưu giữ đến ngày nay. 

- Một số tác phẩm chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan),… 

c) Kiến trúc và điêu khắc

* Kiến trúc

- Cư dân tạo dựng hàng loạt công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng vấn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc. 

* Điêu khắc:

- Trước khi tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nghệ thuật điêu khắc độc đáo và đa dạng. Việc tìm thấy các hiện vật bằng đồng, đặc biệt là trống đồng, thạp đồng Đông Sơn Hoa văn trang trí rất tiêu biểu được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau – đỉnh cao của sự phát triển nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á ở nhiều nước trong khu vực đã cho thấy một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo, tinh xảo của Đông Nam Á ngay từ thiên niên kỉ I trước Công nguyên.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại), kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại), nội dung chính bài Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác