Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối bài 12 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (đề trắc nghiệm)

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hình thức họp chợ chủ yếu ở các dân tộc vùng cao như Hmông, Dao, Tày, Nùng, Thái,... là gì?

  • A. Chợ làng, chợ huyện
  • B. Chợ trên sông
  • C. Chợ nổi
  • D. Chợ phiên 

Câu 2: Các dân tộc thiểu số phân bố phần lớn ở:

  • A. Mọi miền đất nước
  • B. Vùng duyên hải, hải đảo
  • C. Miền núi, trung du, cao nguyên
  • D. Đồng bằng

Câu 3: Đâu không một nghề thủ công mà người Kinh đã phát triển từ sớm?

  • A. Gốm
  • B. Dệt
  • C. Chuyển phát thư từ
  • D. Rèn sắt

Câu 4: Ngữ hệ là gì?

  • A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.
  • B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.
  • C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.
  • D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.

Câu 5: Các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng gì để đi lại?

  • A. Voi, ngựa.
  • B. Xe máy, ô tô
  • C. Máy bay, tàu thuỷ
  • D. Đi bộ

Câu 6: Tín ngưỡng nào tín ngưỡng quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Kinh?

  • A. Thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề
  • B. Thờ cúng tổ tiên
  • C. Thờ Thổ công, Táo quân, ông Địa
  • D. Chúa Jesus

Câu 7: Đâu không phải một tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số?

  • A. Thờ cúng tổ tiên
  • B. Thờ nhiều vị thần tự nhiên theo thuyết “vạn vật hữu linh”
  • C. Thờ các vị thần nông nghiệp
  • D. Thờ Khổng tử

Câu 8: Với quá trình đô thị hoá, hình thức nào có tính chất gần với chợ truyền thống?

  • A. Siêu thị, trung tâm thương mại
  • B. Trường học, viện nghiên cứu
  • C. Trung tâm tài chính
  • D. Công ty xuất bản sách

Câu 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là:

  • A. Trồng trọt, chăn nuôi
  • B. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng sản lượng trồng trọt của miền núi hơn đồng bằng.
  • C. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng sản lượng chăn nuôi của miền núi hơn đồng bằng.
  • D. Trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số?

  • A. Các dân tộc thiểu số học nghề thủ công từ người Kinh, tuy nhiên phải mãi về sau họ mới thuần thục.
  • B. Ở vùng Tây Bắc, ngoài nông nghiệp, người dân còn làm các nghề như dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,... 
  • C. Các dân tộc ở Tây Nguyên như Mông, Gia Rai, Ê-đê phát triển các nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng, làm rượu cần,...
  • D. Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,...


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

C

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

A

D

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác