Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 5 Thực hành tiếng việt

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Cho câu sau:

“Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ!”

Câu trên có mấy trợ từ:

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 2: Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
  • B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp
  • C. Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
  • D. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế

Câu 3: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

  • A. Đối tượng giao tiếp
  • B. Ngữ điệu
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 4: Cho câu văn:

“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...”

Từ này trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây?

  • A. Thán từ
  • B. Phó từ
  • C. Tình thái từ
  • D. Trợ từ

Câu 5: Nhận định sau đúng hay sai: Thán từ có thể tách ra thành một câu đặc biệt

  • A. Đúng
  • B. Sai
  • C. Cả A, B đúng
  • D. Cả A, B sai

Câu 6: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

  • A. A, ái, ơ, ô hay, than ôi
  • B. Này, ơi, vâng, dạ, ừ
  • C. Đích, chính, những, có
  • D. A, ái, ơ, đích, chính

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trợ từ được phân thành hai nhóm. Đó là những nhóm nào? Hãy nêu điểm chung của hai nhóm này.

Câu 2 (2 điểm): Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau:

a. “Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!”

b. “Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.”


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

D

C

A

A

B

 

2. Tự luận

Câu 1:

  • Nhóm thứ nhất: gồm các từ như những, có, chính, đích, ngay,...
  • Nhóm thứ hai: gồm các từ như à, ư, nhỉ, nhé, chứ đi, thay,...

Điểm chung:

  • Không làm thành phần câu.
  • Không làm thành phần của cụm từ
  • Không làm phương tiện liên kết các thành phần của cụm từ hoặc thành phần của câu
  • Biểu thị mối quan hệ giữa người nói với điều được nói đến ở trong câu

Câu 2:

a. Trợ từ "cả": Biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm

b. Trợ từ "cứ": Biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào


Bình luận

Giải bài tập những môn khác