Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 5 Thực hành tiếng việt

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trợ từ là gì?

  • A. Là những từ dùng để mô tả hình dáng, hoạt động hay đánh giá một vấn đề nào đó của người nói (người viết)
  • B. Là những từ được thêm vào câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh giá hay mục đích phát ngôn của người nói (người viết)
  • C. Là những từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, được coi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Đều
  • B. Chính 
  • C. Đang
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Thán từ là gì?

  • A. Là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp
  • B. Là những từ chỉ được dùng ở đầu câu hoặc cuối câu
  • C. Là những từ dùng để chỉ hành động, cảm xúc của người nói (người viết)
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: “Vâng, bà để mặc em…”

Đâu là thán từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  • A. Vâng. Tác dụng: Gọi đáp
  • B. Vâng. Tác dụng: Để xưng danh
  • C. Để. Tác dụng: Cho phép ai có thực hiện hành động
  • D. Để mặc. Tác dụng: Thể hiện cảm xúc đau buồn

Câu 5: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.”

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó nhấn mạnh cho chủ ngữ “nhân vật”
  • B. Có. Vì nó biểu thị sắc thái trang trọng
  • C. Không. Vì đây là tính từ
  • D. Không. Vì nó không được dùng để chỉ trạng thái

Câu 6: Thán từ có thể chia thành những nhóm nào?

  • A. Thán từ đứng đầu câu và thán từ đứng cuối câu
  • B. Thán từ chỉ sự vật, hành động và cảm xúc
  • C. Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ gọi đáp
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày chức năng của trợ từ. Cho ví dụ.

Câu 2 (2 điểm): Hãy trình bày chức năng của thán từ. Cho ví dụ.


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

A

A

C

C

 

2. Phần tự luận

  • Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. 
  • Ví dụ: Ngay lần đầu gặp gỡ, tôi và bạn ấy đã nói chuyện như những người bạn thân thiết lâu năm.

 

  • Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. 
  • Ví dụ: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ

Câu 2:

  • Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc như: a, ái, ôi, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi,...
  • Ví dụ: A! Mẹ đã về.

 

  • Thán từ gọi – đáp như: ơi, vâng, dạ, ừ,... 
  • Ví dụ: Dạ, cảm ơn chị.

=> Khi sử dụng thán từ, người nói thường thể hiện ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,... tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác