Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 10 Thực hành tiếng Việt
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Sắc thái nghĩa của từ là gì?
- A. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật
- B. Là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế
- C. Là từ mượn tiếng Việt
- D. Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản
Câu 2: Từ “ăn” thể hiện sắc thái gì?
- A. Sắc thái trung tính
- B. Sắc thái trang trọng
- C. Sắc thái nghĩa tích cực
- D. Sắc thái nghĩa tiêu cực
Câu 3: Sắc thái nghĩa của từ có mấy loại?
- A. 2 loại
- B. 3 loại
- C. 4 loại
- D. 5 loại
Câu 4: Xác định các từ thuộc sắc thái miêu tả trong các trường hợp sau:
- A. Trắng tinh, trắng xóa, thân phụ, thân mẫu
- B. Cha, mẹ, vợ, thân phụ, thân mẫu, phu nhân
- C. Trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu
- D. Cha, mẹ, vợ
Câu 5: Tìm từ có sắc thái phù hợp nhất để điền vào chỗ chấm: "Không thể thống kê chính xác số người ... trong nạn đói năm 1945."
- A. Chết
- B. Mất
- C. Hi sinh
- D. Từ biệt
Câu 6: Sắc nghĩa của từ có tác dụng gì?
- A. Biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
- B. Thể hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến
- C. Dùng để miêu tả và làm rõ ngữ nghĩa của danh từ đi kèm
- D. Tất cả đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.
“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.”
Câu 2 (2 điểm): Theo em, các từ in đậm trong nhóm câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? Từ đó em rút ra nhận xét gì?
- Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Anh ấy có một thân hình to lớn, săn chắc.
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | A | A | C | C | B |
2. Phần tự luận
Câu 1:
- Các từ láy trong khổ thơ:
- Xao xác: từ gợi tả tiếng như tiếng gà gáy,.. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng
- Não nùng: chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt
- Chập chờn: ở trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không
- Tác dụng: giúp khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ của tác giả. Qua đó gợi lên kí ức về mẹ đầy gần gũi, thân thuộc,…
Câu 2:
Các từ in đậm trong nhóm câu trên không thể thay thế cho nhau được vì: từ “vĩ đại” mang sắc thái trang trọng hơn so với từ “to lớn”
=> Các từ có thể giống nhau về nghĩa nhưng về sắc thái có khác nhau, và ở từng trường hợp cụ thể như trên không thể thay thế cho nhau
Bình luận