Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 10 Thực hành tiếng Việt
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ nào đồng nghĩa với từ gầy?
- A. Mũm mĩm
- B. Đầy đặn
- C. Mảnh mai
- D. Tròn trịa
Câu 2: Từ nào có thể thay thế cho từ chết trong câu Xe của tôi bị chết máy.
- A. Hỏng
- B. Qua đời
- C. Tiêu đời
- D. Mất
Câu 3: Từ nào sau đây mang sắc thái nghĩa chỉ sự kính trọng, người gửi thường có vai vế thấp hơn người nhận?
- A. Tặng
- B. Cho
- C. Bố thí
- D. Biếu
Câu 4: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.
“Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ”
- A. Đoạn văn không có từ đồng nghĩa
- B. Mẹ – bạn
- C. Mẹ – má – u – bu – bầm – mạ
- D. Kể – gọi
Câu 5: Từ in đậm nào dưới đây chỉ màu xanh tươi mỡ màng?
- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.
- Tháng tám trời thu xanh thắm.
- Suối dài xanh mướt nương ngô.
- A. Xanh ngắt
- B. Xanh biếc
- C. Xanh thắm
- D. Xanh mướt
Câu 6: Câu nào sau đây sử dụng đúng sắc thái nghĩa của từ ngữ được in nghiêng?
- A. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhắn ấy
- B. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhặt ấy
- C. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhoi ấy
- D. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhen ấy
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy cho biết thế nào là sắc thái nghĩa của từ ngữ?
Câu 2 (2 điểm): Cho câu thơ sau:
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”
(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)
Theo em, có thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” không? Vì sao?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | A | D | C | D | B |
2. Phần tự luận
Câu 1:
- Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần ý nghĩa bổ sung (ý nghĩa biểu cảm) bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ, dùng để biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định,… của người nói, người viết,
- Ví dụ: Hai từ: vị (vị đại biểu, vị khách,…) và tên (tên cướp, tên trộm,…) có sắc thái nghĩa rất khác nhau
- “Vị” thể hiện thái độ kính trọng
- “Tên” lại tỏ thái độ khinh thường
Câu 2:
* Không thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” vì:
- Sẽ làm mất đi sắc thái chế giễu, cợt nhả của tác giả với đền Thái thú.
- Từ “ngang” ý chỉ nhìn thoáng qua, cái nhìn bằng nửa con mắt, trong khi đó từ “lên” lại thể hiện cái nhìn rõ ràng, phải ngước lên mới nhìn được
Bình luận