Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 9 Thực hành tiếng Việt

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 2: Thế nào là một câu hỏi?

  • A. Trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp
  • B. Có dấu chấm hỏi kết thúc câu
  • C. A, B đúng
  • D. Kết thúc câu bằng dấu chấm

Câu 3: Nêu khái niệm câu kể.

  • A. Là câu trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp, kết thúc bằng dấu chấm
  • B. Là câu dùng để trần thuật về một hiện tượng, sự việc và kết thúc bằng dấu chấm
  • C. Là câu nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm
  • D. Là câu đưa ra yêu cầu tới một đối tượng cụ thể, kết thúc bằng dấu chấm

Câu 4: Câu cảm dùng để làm gì?

  • A. Kể về một hiện tượng, sự việc
  • B. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể
  • C. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp
  • D. Nêu cảm xúc của người viết

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu khiến?

  • A. U nó không được thế. (Ngô Tất Tố)
  • B. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài)
  • C. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu)
  • D. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố)

Câu 6: Câu nào dưới đây là câu kể?

  • A. Thế thì con biết làm thế nào được!
  • B. Thảm hại thay cho nó!
  • C. Hôm nay, trời mưa rất to
  • D. Anh giúp em bê cái ghế vào trong phòng với ạ!

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày chức năng và đặc điểm của câu cảm và câu khiến.

Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“- Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!”

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

a. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?

b. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cảm hay câu khiến? Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng gì?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

B

D

A

C

2. Phần tự luận

Câu 1:

  • Câu cảm:
    • Biểu lộ cảm xúc của người nói (người viết)
    • Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi, chao, chao ôi, chà, trời,… hoặc các từ chỉ mức độ của cảm xúc như: quá, lắm, thật,..
    • Thường kết thúc bằng dấu chấm than
  • Câu khiến:
    • Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh,…
    • Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ; đi, nào,…
    • Thường kết thúc bằng dấu chấm than

Câu 2: 

a. Đoạn văn trên là lời nói của vua Quang Trung nói với các tướng

b. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cầu khiến

    Việc dùng câu cầu khiến để kết thúc lời thoại có tác dụng nhấn mạnh yêu cầu của vua Quang Trung đối với các tướng rằng hãy nhớ lấy lời mình nói và khẳng định điều mình nói là thật, không nói khoác


Bình luận

Giải bài tập những môn khác