Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 3 Bài ca côn sơn

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bản dịch thơ Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?

  • A. Song thất lục bát
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt
  • C. Thất ngôn bát cú
  • D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ Bài ca Côn Sơn xuất hiện những hình ảnh nào?

  • A. Suối, đá, thông, trúc
  • B. Suối, núi, tre, trúc
  • C. Đá, núi, thông, trúc
  • D. Đá, núi, chim, tre

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu thơ đầu đoạn trích Bài ca Côn Sơn là gì?

  • A. Âm thanh tiếng suối trở nên cụ thể, rõ ràng
  • B. Âm thanh tiếng suối gần gũi, bình dị như người bạn thân thiết của nhân vật trữ tình
  • C. Âm thanh tiếng suối như tiếng chim hót, khiến khu rừng trở nên náo nhiệt, rộn rã
  • D. Tiếng suối trong rừng như một âm thanh của nghệ thuật và nhà thơ say sưa, đắm chìm trong nó

Câu 4: Xác định nhịp thơ trong 4 câu sau của đoạn trích Bài ca Côn Sơn?

  • A. 2/2/2, 4/4
  • B. 2/2/2, 2/4/2
  • C. 2/4, 4/4
  • D. 2/4, 2/4/2

Câu 5: Tác giả sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả đi công tác ngang qua mảnh đất này
  • B. Khi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn
  • C. Khi tác giả đi thăm thú, thưởng ngoạn cảnh đẹp đất nước
  • D. Khi tác giả nghỉ hưu về Côn Sơn an hưởng tuổi già

Câu 6: Nội dung 8 câu thơ trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn là gì?

  • A. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn tươi đẹp và những lí do “ta” về Côn Sơn ở
  • B. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn tươi đẹp và sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên nơi núi rừng
  • C. Cảnh Côn Sơn đẹp, người Côn Sơn buồn
  • D. Cảnh Côn Sơn hoang vu, tiêu điều, lạnh lẽo, con người Côn Sơn thanh thản, gần gũi

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tiếng suối của Côn Sơn được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

D

C

B

B

2. Phần tự luận

Câu 1:

  • Âm thanh tiếng suối của thiên nhiên được so sánh với "tiếng đàn cầm bên tai"
  • Tiếng đàn thánh thót thường thể hiện cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ. Còn ở đây tiếng suối như là tiếng của núi rừng êm êm tâm tình cùng người thi sĩ

=> Một cách miêu tả thật độc đáo, có cảm giác như nhân vật trữ tình đang say sưa thưởng thức âm thanh đó như thưởng thức nghệ thuật tuyệt đỉnh của mẹ thiên nhiên

Câu 2:

Các chi tiết: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc 

=> Tác giả đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thanh nhàn. 

 

=> Thi sĩ như đang thả hồn, hòa mình với thiên nhiên, để thưởng ngoạn cảnh trí Côn Sơn - một cảnh đẹp nên thơ, khoáng đạt


Bình luận

Giải bài tập những môn khác